PHÁP GIỚI DUYÊN KHỞI_ (04)_VIÊN DUNG VÔ NGẠI : HOA NGHIÊM -KHOA HỌC


PHÁP GIỚI DUYÊN KHỞI   (04)

HOA NGHIÊM – KHOA HỌC  

Nghiên cứu khoa học ngày nay đã từng bước đi đến kết luận về sự hình thành vũ trụ, vạn vật và sự sống: BigBang. Dãi Ngân Hà. Tốc Độ ánh sáng. Trái Đất 13.7 tỷ năm tuổi v.v … nhưng có gì đó chưa hoàn toàn triệt để, vẫn luôn có những bí ẩn.

Trở lại hơn 25 thế kỷ trước, thời đó lúc bấy giờ, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã dùng ngôn ngữ số lượng mô tả và giải thích sự rộng lớn của Pháp Giới bao la không ngần mé.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 30 – A tăng kỳ, Đức Phật dùng ngôn ngữ số lượng Thiên văn học hiện đại để giải thích sự rộng lớn của Pháp Giới khi Bồ tát Tâm Vương hỏi thế nào là vô lượng, vô biên, vô đẳng, bất khả sổ, bất khả xưng, bất khả tư, bất khả lượng, bất khả thuyết, bất khả thuyết bất khả thuyết.

Đoạn kinh sau đây tỏ rõ tài năng toán học của Đức Phật khi đem “thế gian nhập vào nghĩa số lượng mà Đức Phật đã biết”.

Phật nói:

“1010 x 1010 = 1020
1020 x 1020 = 1040
1040 x 1040 = 1080
1080 x 1080 = 10160
10160 bình phương = 10320
Số đó bình phương bằng 10 lũy thừa 101 493 292 610 318 652 755 325 638 410 240;
Số đó bình phương làm thành một A-tăng-kỳ (incalculable).
A-tăng-kỳ lũy thừa 4 làm thành một Vô Lượng (measureless).
Vô Lượng lũy thừa 4 làm thành một Vô Biên (boundless).
Vô Biên lũy thừa 4 làm thành một Vô Đẳng (incomparable).
Vô Đẳng lũy thừa 4 làm thành một Bất Khả Sổ (innumerable).
Bất Khả Sổ lũy thừa 4 làm thành một Bất Khả Xưng (unaccountable).
Bất Khả Xưng lũy thừa 4 làm thành một Bất Khả Tư (unthinkable).
Bất Khả Tư lũy thừa 4 làm thành một Bất Khả Lượng (immeasurable).
Bất Khả Lượng lũy thừa 4 làm thành một Bất Khả Thuyết (unspeakable).
Bất Khả Thuyết lũy thừa 4 làm thành một Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết (untold).
Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết bình phương làm thành Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết chuyển (a square untold).”

Đức Phật đã dùng cụm từ “Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết chuyển” thay vì gọi tên bằng một con số xác định để biểu tượng số lượng vô cùng lớn tột bậc. Thật ra, cụm từ này mô tả một kinh nghiệm quán tưởng của Chư Phật. Một số lượng vô cùng lớn hay vô cùng nhỏ đều có thể dùng trí óc suy đoán và dùng ký hiệu biểu diễn dễ dàng, nhưng nếu muốn trực nhận nó bằng cảm giác thời quả thật rất khó khăn. Đức Phật tại nơi Chánh Định Ngài “thấy” chứ không “suy lý” hay “suy luận”. Vì vậy khi muốn truyền đạt lại điều Ngài thể nghiệm thì ngoài cụm từ “Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết chuyển” không còn ngôn từ nào đúng hơn.

Cách đếm số của Hoa Nghiêm là dựa trên hỗ tương liên hệ giữa phần tử và tập hợp. Thí dụ tách biệt một cá thể ra khỏi một nhóm gồm 100 cá thể thì cá thể tách riêng đó vẫn còn xem như tương duyên với 99 cá thể kia. Số 99 cá thể này kể như một đơn vị cộng vào 99 tạo thành nhóm 100 mối quan hệ. Như vậy khi nhìn tập hợp có 100 hiện hữu như là những phần tử biệt lập thì chỉ có 100 hiện hữu mà thôi. Nhưng nếu nhìn chúng theo hỗ tương quan hệ thì mỗi hiện hữu đếm thành 100. Do đó có đến 100 lần 100, tức 10 000 hiện hữu. Trong trường hợp các mối quan hệ trở nên phức tạp hơn thì số lượng tính đếm phải được tính bằng ngôn từ “Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết”. Bởi vậy, trong Hoa Nghiêm hầu như câu kinh nào cũng gắn liền với số lượng “Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết”.

Còn sau đây Đức Phật chỉnh cú một số câu kệ về tính cách “trùng trùng vô tận” của Pháp Giới.

Trích Phẩm 30 – A tăng kỳ:

“Bất Khả Ngôn Thuyết Bất Khả Thuyết
Sung mãn tất cả Bất Khả Thuyết
Trong những kiếp Bất Khả Ngôn Thuyết
Nói Bất Khả Thuyết chẳng hết được

Nếu Bất Khả Thuyết các cõi Phật
Thảy đều nghiền nát làm vi trần
Trong một trần, Bất Khả Thuyết cõi
Như một, tất cả đều như vậy.

… … …

Ở trên Bất Khả Thuyết đầu tóc
Đều có cõi tịnh Bất Khả Thuyết
Nhiều thứ trang nghiêm Bất Khả Thuyết
Nhiều thứ kỳ diệu Bất Khả Thuyết.”

Hãy tiếp tục đọc những đoạn kinh dưới đây miêu tả Pháp giới với đầy đủ kỳ tích.

Trích Phẩm 30 – A tăng kỳ:

“Chỗ một đầu tóc cõi lớn nhỏ
Tạp Nhiễm Thanh Tịnh Cõi Thô Tế
Tất cả như vậy Bất Khả Thuyết
Mỗi mỗi rõ ràng phân biệt được.

Đem một cõi nước nghiền làm bụi
Bụi đó vô lượng Bất Khả Thuyết
Trần số vô biên cõi như vậy
Đều đến đồng nhóm đầu một tóc.

Những cõi nước này Bất Khả Thuyết
Đồng nhóm đầu tóc không chật hẹp
Chẳng khiến đầu tóc có thêm lớn
Mà những cõi kia chung đến nhóm.

Trên tóc tất cả những cõi nước
Hình tướng như cũ không tạp loạn
Như một cõi chẳng loạn các cõi
Tất cả cõi nước đều như vậy.”

Theo lời kinh vừa trích, không gian và thời gian bị tiêu giải mất hết ý nghĩa và năng lực. Pháp Giới không những chỉ trùng trùng vô tận mà còn là hoàn toàn được giải thoát khỏi hết thảy mọi chướng ngại không gian và thời gian. Mỗi hữu vừa bao hàm trong chính nó tất cả những hữu khác, và những hữu khác cũng vậy. Những thực tại cá biệt được bao hàm trong một thực tại bao la, và thực tại bao la này lại thấy tham dự trong từng mỗi thực tại cá biệt. Vạn hữu đồng thời đốn khởi và hỗ dung, hỗ tương giao thiệp toàn diện trong Pháp Giới. Sự dung nhiếp bao la của vạn hữu đã làm cho Pháp Giới trở nên một cảnh giới trong suốt và ngời sáng, không hình tích, không bóng tối. Trên nguyên tắc, hoạt cảnh châu biến hàm dung sinh khởi và xuất hiện là do mọi pháp duyên sinh đều Vô Tự Tánh tức “Không”.

Đúng theo khẩu quyết lừng danh của Bồ-tát Long Thọ, “Mọi Pháp do Không mà có”, chính do Tánh Không mà hết thảy mọi cảnh giới hỗ tương nhiếp nhập, nhất đa tương dung thành tựu.

Tham khảo: Luận giải Trung Luận Tánh Khởi và Duyên Khởi – Tác giả: Hồng Dương Nguyễn Văn Hai

Đăng bài Chuyển tải
Dòng Mật Pháp Vajra Pani
Nhóm Kim Cang Tử Đời Chữ Nhật
Nhật Hiệp