GIÁC NGỘ PHÁ VỠ MÊ TÍN TÔN PHẬT


GIÁC NGỘ PHÁ VỠ MÊ TÍN TÔN PHẬT

Phật Đạo đặt trên những trực quan được lãnh hội qua những thực nghiệm trực tiếp nội tại trực diện cuộc sống và không hề bị trói buộc vào giáo điều cứng nhắc. Phật Đạo sẵn sàng tiếp nhận bất kỳ tầm nhìn nào về thực tại được thấy là xác thực, trong những mục tiêu chính là lấp đi khoảng cách phân toái và nhị biên.

Đức Phật thường cảnh giác các vị Tỳ Kheo Tăng Đồ rằng “Trước những mối nguy hại của đức tin mù quáng” _ Ngài nói _“hãy thẩm tra giá trị những lời giảng dạy của Ta như khi các người kiểm tra độ tinh khiết của vàng. Chà nó cho sạch bụi đất, dùng búa nện nó, đun chảy nó. Đừng chấp nhận những lời của Ta chỉ vì kính trọng Ta. Hãy tiếp nhận chúng khi các người thấy chúng là thật.”

Học đạo góp nhặt tích chứa tri thức đơn giản thì không đủ. Lời dạy của Đức Phật chủ yếu là thực tiễn. Ngài nói rằng mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là phải tu thân hơn là bận tâm về nguồn gốc của vũ trụ sự vật hay bản tính của vật chất, vì tất cả chúng chỉ là huyễn nhân duyên, duyên hợp, chúng không có nguồn gốc thật. Liên hệ trước 1/1tỉ giây (bigbang) đã rõ Vô Tự Tánh – Vô Sanh. Cho nên có ai hỏi Đức Phật về nguồn gốc vũ trụ sự vật, hoặc hỏi Ngài những vấn đề chẳng liên quan gì đến sự tiến bộ tinh thần an lạc trong hiền thiện và giải thoát giác ngộ, Ngài chỉ lặng yên.

Phật Giáo chủ yếu là con đường dẫn đến giải thoát và giác ngộ; thiết lập thứ bậc như nhiên giữa các hình thái tri thức khác nhau, đặc biệt giữa những gì giúp cho mục đích của chúng ta và những gì ít ham muốn dục vọng dù chúng có lợi lộc đến mấy.

“Sự Giác Ngộ?” đấy là trạng thái tri thức cao nhất, nó vượt Ý thức_thức thứ 06. Nó được kết nối với Từ Bi (compassion) vô bờ bến, không ngần mé. Trong trường hợp này, tri thức không chỉ có nghĩa là sự tích góp các dữ liệu, hay sự diễn tả về thế giới hiện tượng xuống thành những tiểu tiết tinh tế nhất, hay còn gọi là phân toái.

“Sự Giác Ngộ” là hiểu về cả cách thức tương đối của sự hiện hữu (cách thức mà ở đó sự vật xuất hiện cho chúng ta) và cách thức tuyệt đối của sự hiện hữu (bản tính thật của chính những vẻ bên ngoài này là Không Tánh_Tánh Không_Sùnya). Điều này bao gồm cả tinh thần của chúng ta cũng như thế giới ngoại tại. Tri thức như vậy là liều thuốc giải độc cơ bản của sự ngu muội để giải thoát sanh tử luân hồi.

Nhưng sự ngu muội của chúng ta không có nghĩa là sự thiếu hiểu biết do thông tin. Đúng ra chúng ta thấy nói về cái nhìn sai lầm về thực tại khiến nghĩ rằng, sự vật thấy biết chung quanh là vĩnh cửu và vững chắc tồn tại, và rồi cái Tôi hay còn gọi là cái Ngã chúng ta là thật, đều khiến lầm lẫn những thú vui phù phiếm phù du, hay sự khuây khỏa, hay nổi đau với hạnh phúc là trường cửu. Sự ngu muội như vậy còn khiến chúng ta xây dựng hạnh phúc chúng ta trên sự đau khổ của người khác, và người khác cũng ngu muội như chúng ta, xoay vần trong định luật Nhân Quả.

Và người khác và chúng ta bị lôi kéo và trói cột vào những thỏa mãn của cái Tôi cái Ngã của chúng ta. Và rồi xung đột lại những gì nghịch lại, tác hại nó. Vì thế dần dần ngày càng lầm lẫn cho nên chúng ta hành xử theo cách thức vị kỷ hoàn toàn. Sự ngu muội tự duy trì và an nhiên trong nội tâm của chúng ta, đến khi xuất hiện hình thức tri thức Giác Ngộ của Phật Giáo, là thuốc giải độc chung cuộc của sự khổ đau; Giải mở mọi trói buộc, giải thoát mọi hành tác tạo nghiệp (karma) do ngu muội gây ra, để vĩnh viễn không còn lưu chuyển luân hồi sanh tử trong 03 nẽo 06 đường.

Y Cứ Chân Không lọc giải:

Nhóm Kim Cang Tử Đời Chữ Nhật

Dòng Mật Pháp VajraPani