MẬT TÔNG _ KỲ 02


MẬT TÔNG

-Kỳ 02 –

Lấy Bộ Kinh Đại Nhật làm giáo chỉ.

Lấy Bồ Đề Tâm làm Nhân.

Lấy Đại Bi làm Gốc.

Lấy Bát Nhã làm Hải Đăng.

Lấy Tam Mật làm Phương Tiện Cứu Cánh Viên Mãn

Bồ đề Hạnh Nguyện _ Trí – Nguyện – Hành

Mật giáo là lời giáo huấn bất khả tư nghì được biểu thị bằng văn tự phạn tự, ngôn ngữ Đà-la-ni: Mà Mười Phương Chư-Phật Chư-Như-Lai đã tuyên thuyết nơi Chư Pháp Hội Đạo-Tràng Bồ-Đề không có thời gian, không gian; Mà Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai, tức Thích Ca Mâu Ni, đã tiếp nhận chuyển tải lưu dấu ấn lại nơi cõi Ta-Bà.

Hệ thống hóa thành 3 Tạng Kinh lớn. Đó là :

: Đại Nhật Kinh.

: Đại Tạng Nguyên Bản.

: Kinh Kim Cang Đảnh.

Mà phương tiện hóa giáo huấn chúng sanh cõi Ta-Bà thứ lớp qua từng thời kỳ.

_ Thời kỳ đầu thứ lớp gọi là Hiển Giáo:

Ứng dụng qua Tam Tạng Kinh Điển: Kinh, Luật, Luận.

Dẫn dắt khai ngộ Chân Tâm Ứng, Dụng, Hành, Thông Đạt Vô Sanh Pháp Nhẫn. Tức là toàn triệt trong sạch A-Lại-Da Thức, Thức thứ 8, biến thành Vô Cấu Thức, Thức thứ 9, đã hoàn mãn Lục Độ Ba-la-mật Bồ-tát Đạo, Bồ-tát Hạnh.

_ Thời kỳ sau toàn triệt đốn Ngộ Chân Tâm.

Qua 3 Đại Tạng Kinh:

Kinh Đại Nhật.

Kinh Đại Tạng Nguyên Bản ( Mật Tạng )

Kinh Kim Cang Đảnh Du-già Đại Giáo Vương Kinh.

-MẬT GIÁO-

GIÁO TƯỚNG MẠN-TRÀ-LA (MANDALA)

THẾ GIỚI QUAN MẬT-GIÁO

TRIẾT LÝ LỤC ĐẠI MANDALA

Lấy Tam Mật làm Nhân.

Ứng dụng Lục Đại MANDALA.

Hành Đại Bi Hạnh Nguyện

Tứ Vô Lượng Tâm.

Giáo nghĩa Mật Tông chủ trương lấy Lục Đại Thể-Tánh-Không làm chân thật của sự-sự vật-vật vũ trụ;

Lục Đại là Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không và Thức đại.

Lục Đại tương dung, tương nhiếp, tương nhập, tương thông, tùy duyên sinh nên Năng Sinh; các vật pháp hiện-hữu hữu-hạn hữu-biên là Pháp Sở Sinh.

Trong Lục Đại, Năm Đại trước thuộc về Vật Thể (Vật Lí). Thức Đại thuộc Tâm Thể (Tinh Thần). Sáu Đại này luôn hòa hợp dung thông, không ngăn ngại Tánh Không và Tướng Có. Thâu nhiếp hòa hợp lẫn nhau, làm Nhân làm Duyên cho nhau sinh ra muôn Pháp kết dệt tạo thành mạng lưới tuần hoàn Nhân Duyên, Nhân Quả.

Lục Đại Pháp Thể Tướng thông cả Hiển và Mật. Nếu y cứ nơi chân không Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa, thì Lục Đại vô ngại Mật Giáo hỗ tương dung thông  Hiển Giáo mà không chướng ngại. Hiển Mật viên dung ví như ánh sáng và ngọn đèn. Tuy hai mà chẳng hai, tuy một mà chẳng một, cùng nhau dung thông vô phân biệt. Tự thể của Sáu Đại dung thông gọi là Pháp Tánh, và Sáu Đại cũng là Đức của vạn pháp nên cũng gọi là pháp tánh. Thân Phật do Sáu Đại hợp thành, thân chúng sanh cũng do Sáu Đại xoay chuyển hợp thành. Tự tánh của Sáu Đại tự tại, bình đẳng nên thân Lục Đại Chư Phật cùng thân Lục Đại chúng sanh dung thông mà không ngại, nên cùng chung quốc độ Pháp Giới Thể Tánh.

Nơi Chư Phật Toàn Giác nơi Bổn Giác, Ứng Hóa Thân mượn thân nhập thế, gọi là “Mượn Ngã, nhập Ngã, dẫn Ngã nhập Vô Ngã” đó cũng là nghĩa bí mật của Tự Tha Lục Đại Viên Thông Vô Ngại.

Lại Năm Đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, cùng với Thức Đại gọi là “Nhập Ngã, Ngã Nhập, Hòa Vô Ngã”; Nên hữu tình, phi tình đồng Nhất Thể (Tình Dữ Vô-Tình Đồng Viên Chủng-Trí). Nhưng vì từ vô thỉ đến nay (không điểm khởi đầu) do vọng tình phân biệt ngăn cách, nơi Lục Đại dung thông bình đẳng mà vọng chấp sai biệt, Khởi Chấp, Ngã Kiến, Ngã Ái, Sở Thủ nên tạo vô lượng nghiệp, thọ quả đau khổ.

Lục Đại bao hàm ba phương viện.

– Thể Đại tức là bản thể (chung) của vũ trụ.

– Tướng Đại tức là hình tướng sai biệt của sự-sự vật-vật và chúng sinh bốn loài.

– Dụng Đại tức là tác dụng của ngôn ngữ, âm thanh, công dụng chất liệu của mọi sự hiện hữu.

Như vậy, Lục Đại dung thông thâu nhiếp; trong Thể đã đầy đủ Tướng và Dụng; trong Dụng đầy đủ Thể và Tướng. Thể, Tướng, và Dụng không rời nhau. Tuy ba mà không khác, cùng nhau dung thông vô ngại.

Vũ Trụ Nhân Sinh muôn hình vạn trạng, lại dung thông Vô Ngại châu biến khắp pháp giới Mười Phương. Còn gọi Lý Tánh hay Chân Như Pháp Giới. Lý Tánh, hay Chân Như tức là Phật Tánh – hay Niết Bàn, có đầy đủ ở mọi thân phận chúng sinh cùng cảnh cõi nghiệp loài.

Chúng sinh muốn Thể nhập lại Bản Thể Chân Như Pháp Tánh, thì nhất nhất phải mong cầu tha thiết gặp Minh Sư Thiện Tri Thức A-XÀ-LÊ, hướng tâm hướng nguyện tu hành Tam Mật y cứ nơi giáo lý “Lục Đại”, “Tam Mật”, chuyển nhận thức khai thị chân thật pháp, hành trì bốn Ấn Trí và tứ đàn Mạn-trà-la, trở về Chân Như Tự Tánh.

Y cứ : Kinh Đại Nhật, Kinh Kim Cang Đảnh, Đại Tạng Nguyên Bản

Dòng Mật Pháp VajraPani

Nhóm Kim Cang Tử Đời Chữ Nhật