KINH VIÊN GIÁC: PHỔ DIỄN VÀ MINH ĐỊNH


CHÂN KHÔNG LUẬN GIẢI: KINH VIÊN GIÁC

KINH VIÊN GIÁC : PHỔ DIỄN VÀ MINH ĐỊNH

—oOo—

TÂM  không-Chân không-Vọng. Nên nơi Tâm mà khởi. Khi khởi xuất sinh hai hệ:

Hệ Tục Đế gọi là Vọng. Mọi Niệm khởi liên quan đến Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới.

Hệ Chân Đế gọi là Chân. Niệm khởi cứu độ liên quan đến Đại Thừa Đệ Nhất Nghĩa gọi là Chân. Nên hồi quy toàn Vọng là Chân, toàn Chân là Đại Giác tức Viên Giác.

Nên Tâm được dẫn dụ là Tánh Ướt, Nước, Sóng, Lượn Sóng và Bong Bóng. Toàn thể được đóng băng nhưng quy tựu vẫn là Tánh Ướt. Dẫn dụ này cho thấy Tâm – Thức – Cảnh của Nhận Thức chính là Viên Giác.

Viên Giác cho thấy Tâm không ngần mé, không-khứ không-lai không-tại; nên Tâm phủ trùm khắp mười phương Pháp Giới, Tâm không dừng trụ nơi một Pháp mười phương và Tâm không rời xa một Pháp mười phương; còn được gọi là Pháp Giới Thể Tánh.

Vậy người tu Học, Ứng, Hành, Dụng Viên Giác đừng nghĩ Thân chỉ là 04 Đại hay 05 Ấm hoặc 06 Căn chỉ Duyên Ảnh của Tâm; Mà thấu triệt trong Chỉ Quán như vậy mới gọi là Thiền Quán Viên Giác.

Như vậy Viên Giác đã Khai Thị Phổ Diễn toàn thể Tâm – Thức – Cảnh, hay còn gọi là Tâm – Cảnh – Tướng đã Hoàn về Nhất Thừa Nghĩa Đế.

Thiền Chỉ Quán Viên Giác, Thực Quán Nội Tại Chân Tâm mà không cuồng nhất. Do vậy, không một đặc tính nào và sự dụng nào của đời sống xã hội tách rời Viên Giác.

Vậy để thuận lợi cho các vị Tăng Đoàn cùng các vị Cư Sĩ tại gia đã thọ Đại Giới Đàn Bồ Tát Giới, thuận lợi Hành Bồ Tát Đạo Bồ Tát Hạnh nơi đời sống huyễn ảnh giống như thật trong hữu hạn hữu biên.

Dòng Mật Pháp VajraPani

Nhóm Kim Cang Tử Đời Chữ Nhật