MẬT GIÁO
Mật-Giáo y cứ vào 03 Tạng Kinh lớn, đó là:
- Đại Nhật Kinh
- Kim Cang Đảnh Kinh
- Đại Tạng Nguyên Bản
Mật-Giáo do Kim Khẩu Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, hóa thân của Pháp Thân Đại Nhật, đã tuyên thuyết.
Mật-Giáo được thâu tóm trong 18 Đại Tập Hội hằng sa Chư Phật nơi Kim Cang Giới.
Kim Cang Giới phân chia thành 02 Bộ, gọi là Lưỡng Bộ Mạn-Trà-La.
- Kim Cang Giới Mạn-Trà-La
- Thai Tạng Giới Mạn-Trà-La
Kim Cang Giới biểu thị cho Huệ.
Thai Tạng Giới biểu thị cho Định.
Lập thành 05 Bộ: Phật Bộ, Liên Hoa Bộ, Kim Cang Bộ, Bửu Bộ, Yết Ma Bộ. Hợp thành, đại biểu cho Trí Pháp Thân Đại Nhật Như Lai.
Trí Pháp Thân Đại Nhật nhiếp thâu hết tất cả hữu tình vô tình, trầm luân trong biển sanh tử, nhưng Phật Tánh đẳng đồng cùng Chư Phật 10 Phương chẳng bị hoại diệt hoặc tăng giảm.
Mật-Giáo chủ trương diệu dụng Tự Tánh Thân của hữu tình đã có sẳn như Chư Phật. Phát huy năng lực tiềm tàng trong Tự Tánh. Nương phương tiện thiện xảo Ba-La-Mật, chân ngôn, ấn khế, Đàn pháp … của Đức Thế Tôn đã thuyết, đã ấn khả, định ngôn, định ngữ, và định chân thật nghĩa nơi chân ngôn ấn khế và Mạn-Trà-La; dũng mãnh Phát Tâm cầu Vô Thượng, chuyển đổi Tâm và Nguyện của Tâm, tương đồng với Phổ Hiền hạnh nguyện, thi triển chân ngôn ấn khế và Đàn pháp.
Diệu dụng năng lực Bất Khả Tư Nghì của cái mà hữu tình gọi là Thần Thông để thiêu đốt huyễn nghiệp của chúng sanh đã đeo mang nơi tự Ngã, trầm luân trong cõi ngũ trược miên trường.
Mật-Giáo đã biểu đạt qua ngôn ngữ thuyết giảng các kinh điển, hoặc các đồ hình, hoặc tôn tượng các Bổn Tôn, đã biểu thị chân thật nghĩa qua các Pháp khí Pháp cụ, nơi các hình tượng Bổn Tôn.
Nói tóm lại, Mật-Giáo biểu thị qua 05 Bộ cùng 05 nghĩa viên dung lẫn nhau, nhằm cùng một ý nghĩa là đưa hữu tình chúng sinh ra khỏi sanh tử, thực chứng nơi thực tại hiện hữu hữu biên, Tam Đức Bồ Đề: Đức Giải Thoát, Đức Bát Nhã, Đức Pháp Thân.
Dòng Mật Pháp VajraPani
Nhóm Kim Cang Tử đời Chữ Nhật