TƯƠNG QUAN – TƯƠNG DUNG – TƯƠNG NHIẾP TƯƠNG NHẬP – TƯƠNG THÔNG


TƯƠNG QUAN – TƯƠNG DUNG – TƯƠNG NHIẾP
TƯƠNG NHẬP – TƯƠNG THÔNG
***oOo***

Qua lăng-kính của một con người bình-thường, một cây viết chỉ là một cây viết dùng để ghi chép trao đổi qua lại trong cuộc sống thường nhật. Nhưng đối với một Bậc Giác-Ngộ có thể dùng cây viết đó để làm lợi-lạc khắp tất cả cảnh-cõi-nghiệp-loài, không những trên toàn trái-đất này mà còn khắp 10 phương pháp-giới, trong hiện-tại cũng như suốt quá-khứ và cùng tột đời vị-lai. Tại sao vậy?
Vì chúng ta chỉ dùng cái thấy-biết nhỏ hẹp thấy một là một, hai là hai, còn Bậc-Giác đã toàn-triệt sự tương-quan, tương-dung, tương-nhiếp, tương-nhập, tương-thông trong 10 phương pháp-giới. Nếu chưa sáng-tỏ được thực-tướng của tất cả các pháp, thì các mối quan-hệ trên sẽ tạo ra sự lưu-chuyển miên-trường trong pháp-giới trùng-trùng duyên-khởi, còn một khi đã toàn-triệt chúng thì có thể biến pháp-giới này trở thành Niết-Bàn, nơi thực-hiện hạnh-nguyện và năng-lực bất-khả-tư-nghì của Chư Như-Lai.
Đức Phật tuyên-thuyết rằng hữu-tình vô-tình đồng có Phật-Tánh. Phật-Tánh, hay Chân-Tâm, rộng lớn bao la, không có ngằn-mé, chưa từng dừng-trụ ở một pháp nào. Thế mà chỉ từ một niệm-khởi bất-giác từ vô-thỷ, từ nơi Chân-Tâm đã đào-thai thành một hạt vi-trần, rồi tiến-hóa thành các cảnh-cõi-nghiệp-loài, trong mỗi sát-na đều bị quấn chặt bởi phiền-não. Đức Phật nói nỗi khổ của chúng-sinh nhiều như bụi tấm.
Tại sao một niệm-khởi ra đi lại trùng-trùng theo duyên-khởi? Vì sự tương-quan, tương-dung, tương-nhiếp, tương-nhập, tương-thông.
Một niệm ra đi thì có 84,000 trần-lao phiền-não. 84,000 trần-lao phiền-não gọi chung là Tổng-tướng, được phân ra thành biệt-tướng là các nỗi khổ khác nhau. Mỗi phiền-não lại tương-quan, tương-dung, tương-nhiếp, tương-nhập, tương-thông với tất cả phiền não. Trong 84,000 phiền-não rút ra 1, thì 1 đó có liên-quan tới 83,999 phiền-não còn lại. Nếu rút ra 84,000 lần, mỗi lần đều tự liên-quan đến 83,999, thì một niệm khởi ra đi liên-quan đến 84,000 lũy thừa hai. Kết-quả toán-học này lại còn phải nhân đôi vì trong hai hệ: thuận và nghịch. Nếu không có Phật-Pháp, hữu-tình sẽ luôn bị bức-bách trong các phiền-não trùng-trùng theo duyên-khởi không có ngày thấy lại được Bổn-Gốc Tâm đang an-ngự nơi chính nhận thức sai lầm của lục-căn.
Tất cả các pháp cũng đều là một mắt-xích trong vô-lượng các mối tương-quan đan tréo xuôi ngược.
Các pháp cũng đồng-thời tương-dung với nhau. Như trong trái-đất này dung chứa tất cả các loài động-vật và thực-vật, từ một loài đơn-giản nhất là loài phiêu vi khuẩn cho đến tiến-bộ nhất là loài người; loài ăn cỏ, ăn thịt và ăn tạp; loài sống dưới nước, trên cạn và trên không. Dù tất cả các loài có các đặc-điểm, tập-quán phong-phú đa-dạng, và giữa chúng có muôn vàn các mối quan-hệ dù hỗ-trợ nhau hay tiêu-trừ lẫn nhau, vẫn cùng sống trên một vỏ trái đất, dùng chung một nguồn nước, hít thở chung một bầu không khí, cùng hấp-thụ ánh-sáng mặt-trời và mặt-trăng.
Đối với loài người sống trong hơn 200 quốc-gia quốc-thổ trên thế-giới, mỗi nơi có hệ-thống kinh-tế, văn-hóa, phong-tục, tập-quán, ngôn-ngữ riêng. Và đối với loài vật, được khoa-học phân ra thành các ngành, chi, bộ, họ, loài khác nhau, nhưng cả nhân loại và loài vật đều tương-nhập, nghĩa là đồng chung nhau chổ ăn, uống, ngủ, nghỉ, duy-trì luật truyền-giống. Bên cạnh đó, tất cả tương-nhiếp nhau trong một vòng tuần-hoàn, một cá-nhân nào cũng từ nơi Chân-Không mà trở thành một loài nhỏ bé nhất, cũng theo nghiệp-lực dẫn-dắt mà đào-thai trong 3-nẻo 6-đường, cũng có đầy đủ các tập-khí vô-minh của chúng-sinh và tiềm-ẩn trí-tuệ của bậc-Thánh. Bất cứ điều gì một người đang trải-qua có nghĩa là tất cả những người còn lại đã, đang và sẽ trải-qua. Một vị Bồ-Tát đã từng là chúng-sinh trong các kiếp quá-khứ lâu xa, và mỗi chúng-sinh đều là một vị Phật ở đời vị-lai. Khắp hành-tinh này cũng lại tương-thông, liên-đới với nhau, giao-thoa qua lại, như dịch-bệnh ở một đất-nước châu-Á cũng cộng-chia tới các nước ở Châu-Mỹ và toàn thế-giới, hay khi một loài nào tuyệt-chủng đều gây xáo-trộn đến sự cân-bằng sinh-thái trên toàn-cầu.
Như vậy, cái gì làm nền-tảng cho sự tương-quan, tương-dung, tương-nhiếp, tương-nhập, tương-thông? Phải đi lùi về 13 tỷ 500 triệu năm về trước, thời-điểm toàn vũ-trụ vừa mới được thành-lập sau vụ-nổ Big Bang. Như vậy, trước một phần tỷ giây của vụ-nổ Big Bang thì thế-giới này là thế-giới phẳng, còn gọi là mông-huân. Chỉ là sự phẳng-lặng mênh-mông bao-la không ngằn-mé. Một phần tỷ giây sau Big Bang, tức khối-âm và khối-dương va-đập nhau tạo thành vụ-nổ, thì tất cả các vì-sao được hình-thành. Sau khi các vì-sao hoại tạo ra các hành-tinh, trong đó có Trái-Đất xuất-hiện từ khoảng mấy trăm triệu năm về trước. Trong Trái-Đất bao-gồm hữu-hình và vô-hình, mà theo Phật-học gồm có súc-sinh, địa-ngục, ngạ-quỷ, a-tu-la, trời, người. Tất cả vạn-vật muôn-loài trên Trái-Đất, từ một loài đơn-bào cho đến núi sông cây cỏ sum-la vạn-tượng sinh-sống và tăng-trưởng là nhờ Mặt-Trời, Mặt-Trăng, và những yếu-tố phụ khác.
Như vậy, đi ngược lại từ hiện-tại trở về nguồn-gốc của Trái-Đất, thì loài-người và vạn-vật muôn-loài đều đồng nhau ở chổ do 5 đại-chủng: đất, nước, lửa, gió và không. Nhà Phật gọi là Nhân-Duyên. Đất, nước, gió, lửa, và không tạo thành Trái-Đất và vạn-vật muôn-loài. Trái-Đất cùng với 8 hành-tinh nữa thuộc về Thái-Dương-Hệ. Một tỷ hành-tinh bằng một dải ngân-hà, mỗi hành-tinh tuy có sự hoạt-dụng và cách-sống riêng, nhưng cũng đều hồi-quy về 5 đại-chủng. Trong Trái-Đất, do sức-hút của Mặt-Trời và Mặt-Trăng xoay tạo ra một trường-lực rộng-lớn mênh-mông bao-la. Trong trường-lực này liên-kết với trường-lực của 1 tỷ hành-tinh khác tạo thành một trường-lực tự cân-bằng cân-đối giữa các hành-tinh với nhau, hay còn gọi là trường-lực của một dải ngân-hà. Một tỷ dải ngân-hà là một vũ-trụ. Một tỷ dải ngân-hà cũng liên-đới với nhau theo mô-hình như vậy, tạo thành trường-lực cân-đối, duy-trì vũ-trụ này. Nhà Phật gọi một vũ-trụ là một Dhatu – Pháp-Giới. Không những chỉ một pháp-giới mà cả 10 phương pháp-giới. Bất kỳ hiện-tượng hiện-hữu đều hồi-quy trở về 5 đại-chủng. Năm đại-chủng này sẽ thành, trụ, hoại, diệt trong sự tuần-hoàn. Năm đại-chủng của con người, của vạn-vật muôn-loài, của các hành-tinh, dải ngân-hà, và vũ-trụ đồng nhau. Chúng tương-tác qua lại tạo thành một trường-lực để duy-trì sự cân-đối và sự-sống cho toàn hành-tinh và vũ-trụ.
Như vậy, một vật nhỏ bé nhất không thể chia-chẻ là một hạt lân-vi-trần gồm 5 đại-chủng, cho đến vật lớn nhất là toàn-bộ 10 phương pháp-giới cũng là 5 đại, nên tương-thông nhau. Một đã tương-thông qua lại khắp hành-tinh này, hành-tinh này tương-thông với 1 tỷ hành-tinh khác trong một dải ngân-hà, một dải ngân-hà tương-thông với 1 tỷ dải ngân-hà trong vũ-trụ, và vô-lượng vô-biên các vũ-trụ tương-thông với nhau trong 10 phương pháp-giới, gom chung trở lại thành Thế-Giới-Phẳng. Đó là toàn-bộ một bức-tranh sinh-hoạt của cả vũ-trụ đồng-thời câu-khởi cùng một lúc trong Trí-Giác. Ngay chổ đồng-thời câu-khởi này đã nhiếp hết mọi hiện-tượng của ba-thời, và khi phân-tích cụ-thể về sự-sống của mỗi hành-tinh thì tất cả nhập vào trí-tuệ, trí-tuệ cùng một lúc trong tích-tắc biết hết tất cả. Tuy biết hết tất cả nhưng cái được biết đó không hề đeo bám vào gương-tuệ. Trí-Tuệ đã hiểu như trên được biểu-đạt bằng ngôn-ngữ văn-tự là Ánh-Sáng. Ánh-sáng chiếu hết các vật nhưng các vật không dính vô được ánh-sáng. Hay nói cách khác, Bậc-Giác không buông trí-tuệ mà dung thông với muôn pháp (nhất thiết pháp).
Như vậy, trong sự tương-quan, tương-dung, tương-nhiếp, tương-nhập, tương-thông hoàn-toàn trong khắp 10 phương pháp-giới, bất kỳ một pháp nào không còn bị hạn-cuộc trong hình-tướng hữu-vi và công-dụng riêng-rẽ của nó. Vì bất kỳ pháp nào cũng đồng chổ 5 đại, nên hình-tướng và tánh-riêng của nó không còn. Năm-đại cũng không có thật, vì chỉ là duyên giả-hợp. Duyên thì vô-tự-tánh, nên vô-sanh, trở về Không. Như vậy, một hạt lân-vi-trần với tất cả các hiện-tượng của vật-lý và phi-vật-lý, luôn cả vũ-trụ đều không khác nhau. Thì một hạt lân-vi-trần nhiếp hết tất cả các pháp và vũ-trụ. Tất cả các pháp và vũ-trụ thu về một hạt lân-vi-trần. Ngay chổ giác-ngộ như vậy mà phát Tâm hành đạo Bồ-Đề bi-mẫn vô-ngã, thấy tất cả chúng-sanh nhập vào một thân, một thân nhập vào tất cả thân chúng-sanh; thấy tất cả kiếp nhập vào một niệm, một niệm nhập vào tất cả kiếp, thấy tất cả Phật-Pháp nhập vào một pháp, một pháp nhập vào tất cả Phật-Pháp; và thấy tất cả ngôn-âm nhập vào một ngôn-âm, một ngôn-âm nhập vào tất cả ngôn-âm.
Như vậy, Bậc-Giác đã toàn triệt hết sự tương-quan, tương-dung, tương-nhiếp, tương-nhập, tương-thông trong khắp ba-đời 10 phương Pháp-Giới trong Tâm Nhất-Như. Ngài tự-tại diệu-dụng tất cả các pháp trong toàn vũ-trụ làm phương-tiện thiện-xảo để đưa hữu-tình vô-tình cảnh-cõi-nghiệp-loài theo thứ-tự thăng-hoa giải-thoát, giác-ngộ và vô-thượng-đạo. Dù đang sử-dụng một pháp nào cũng phát-huy năng-lực của Chư-Phật đến cả pháp-giới ba-thời, không sót một chúng-sinh nào mà không được lợi-lạc. Mười-phương ba-đời Chư Phật hằng mong-muốn tất cả chúng-sinh được giác-ngộ Chân-Tánh bất-biến thường-hằng và phát-Tâm tiếp-nối công-hạnh Bồ-Đề, sẽ sớm đủ-duyên được nhận và phát-huy phương-tiện bất-khả-tư-nghì của Chư Phật cho khắp vạn-vật muôn-loài để tất cả cùng sớm đồng viên-thành Phật-Đạo./.

DÒNG MẬT PHÁP VAJRA PANI
GURU A-XÀ-LÊ thuyết giảng
Ghi chép bài giảng: Nhật Ngân