LUẬN ĐẠI-THỪA KHỞI TÍN: I.TÂM CHÂN NHƯ_GIẢI DANH TỪ (IV)


LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

• Ngài Mã-Minh Bồ-tát tạo Luận vào thế kỷ thứ II
• Ngài Chơn-đế Tam-Tạng dịch Phạn ra chữ Hán vào giữa thế kỷ thứ VI
• Sa-môn Thích Thiện Hoa lược dịch chữ Hán ra Việt và lược giải năm 1967
• A-Xà-Lê dòng pháp Nhất-Thừa Kim Cang diễn-giảng

B. NỘI DUNG 
I. TÂM CHÂN-NHƯ

GIẢI DANH TỪ :

“Tâm Chân-Như”: vì Tâm này không hư ngụy nên gọi là “ Chân”, không bị thời gian thay-đổi, không gian chuyển dời, từ hồi nào đến giờ nó vẫn như thế nên gọi là Tâm Chân Như cũng gọi là Chân Tâm hay “ Viên giác” .
“Nhất Pháp-giới đại Tổng-tướng pháp-môn thể: câu này nghĩa lý rất sâu rộng, xin giải sơ lược: Tâm Chân-Như là Thể chung của “ Nhất Pháp giới” _ chữ “Nhất” là chỉ cho lý bình-đẳng bất nhị, thuộc về lời nói ngăn chấp chớ không phải lời nói tiêu biểu, chữ “giới” chỉ cho tâm Chân Như này nó là “nhân” là “giống là “bản năng” để sinh ra tất cả các pháp nên gọi là “nhất pháp-giới”. Nhất pháp-giới là toàn tánh của Vũ-Trụ, ở nơi Nhất Pháp-giới này có thể phân ra Tổng-Tướng (Thể) và Biệt-Tướng (muôn pháp sai khác). Tâm Chân-như là tổng-tướng (tướng chung) của tất cả pháp vì thể tánh nó bình-đẳng, song cũng tóm thâu tất cả tướng nên gọi là Đại. Nói tóm lại:
“ Nhứt pháp-giới là Thể của Tâm Chân-như.
“Đại Tổng-Tướng là “Tướng” của Tâm Chân-như.
“Pháp-môn” là “Dụng” của Tâm Chân-như”.

GIẢNG DIỄN :

Kiến-giải về danh-từ Tâm Chân-Như: “vì tâm này không hư-ngụy nên gọi là “ Chân”. Bài trước đã-thấy được vật hay pháp đã là Chân-Như (thị pháp trụ pháp vị), nhưng pháp vốn tịch-lặng vì nó không-có sự biết. Pháp nhập vào Chơn-Không tịch-lặng của mình. Nơi Chơn-Không phẳng-lặng có Chơn-Trí nên thấy-biết đúng-như-thật gọi là Phật-tánh phẳng-lặng thường-tịch và thường-chiếu, hay nói rằng Chư-Phật thường-tịch, thường-chiếu.
Trong Chân-Như có một năng-lực bất-khả tư-nghì thường tỏa-ra, như Mặt Trời tỏa năng-lượng cho tất-cả vạn-vật được nương nhờ để tăng-trưởng sức-sống. Nếu nói Mặt Trời mà không nói đến năng-lực của nó thì Mặt trời tịch, còn Mặt Trời thường-chiếu thì nên hiểu như vậy. Cho nên thường-tịch có năng-lực thường-chiếu trong đó. Thường-tịch là lý chỉ cho sự phẳng-lặng hay chỉ cho cảnh mặt-biển vào tháng-ba không-có một gợn-sóng, biển yên phẳng lặng như tờ.
Khi nói thường-tịch là đã tròn nghĩa của thường-chiếu. Thường-tịch là sự phẳng-lặng. Người-đời luôn mơ-ước tâm của mình được phẳng-lặng, bởi vì sở tâm họ phân biệt lăng xăng chứ không nói tâm-vọng hay tâm-chơn. Người-ta muốn được an-lạc có nghĩa là sở tâm không còn lăng xăng nữa vậy là an. Rồi khi đi tu hiểu-rằng tâm định trong cái an đó gọi là tịch, và được nghe nói về Niết-bàn tịch-tịnh. Nếu thường-tịch thì mọi cảnh-giới Niết-bàn đứng yên phẳng-lặng một chỗ. Tuy nhiên tâm của các công-dân ở Thế-giới Niết-bàn vô-ngại tự-tại với nhau, người-ta đi xuyên qua nhau. Bởi vì thế-giới đó không-có ngã, hễ còn có ngã thì có tướng. Thế-giới Niết-bàn là vô-tướng, liễu tham tự-tánh nhập vô-tướng. Vô-tướng không có nghĩa ở đó không-có hình tướng mà tướng được hiểu là tướng thường-tịch, thường-chiếu của thế-giới Niết-bàn, vì không có thọ 05 ấm nên tướng đó dung-thông vô-ngại tự-tại.
Như vậy Chân-Như thường-tịch và thường-chiếu. Hiểu rằng Thể-tánh phẳng-lặng trong-suốt ba-thời quá-khứ_hiện-tại_vị-lai không thay-đổi, không dời-đổi là cái lý, và cái sự của cái lý đó là năng-lực của nó. Cái lý Chân-Như được miêu-tả để nhằm chỉ rõ đó là Phật. Phật thì phải hành việc của Phật, sử-dụng năng-lực của Phật phổ-độ khắp pháp-giới chúng-sinh đó là sự. Khi người-nào sự và lý viên-dung trải qua từng cấp độ Bồ-tát đạo sẽ thành tựu lại Phật Quả.
“Tâm Chân-Như là Thể chung của Nhất Pháp giới, Nhất pháp-giới là toàn tánh của Vũ-Trụ”. Do đó, giữa người của Trái-đất và người của các Hành-Tinh bên-ngoài không-khác nhau vì đồng Thể-Tánh Vô-sanh. Cũng giống như người dân-tộc Kinh và người dân-tộc thiểu-số đều chung một bản-thể của đất nước Việt Nam.
Chúng-ta đã được sáng-tỏ danh-từ Dharma-Dhatu (Pháp-giới) là Vũ-Trụ và sự tương-đồng phần-nào của Vũ-Trụ và Pháp-giới. Đức Phật thường nhắc tới trong các kinh-điển là “mười-phương Pháp-giới”, khoa-học đã tìm-ra và chứng-minh được rằng ra-ngoài khỏi lỗ đen Vũ-Trụ này còn có vô-lượng vô-biên các Vũ-Trụ khác, chúng tương-tác và giao-thoa với nhau, cũng giống như Tổng-Tưởng Vũ-Trụ thu các Hành-tinh.
Như trong kinh Hoa-Nghiêm được minh họa bởi ví dụ Lưới Bửu-Châu của Đế Thích Thiên. Tấm lưới rộng-lớn bao-la ví như mười-phương Pháp-giới, mỗi mắt lưới được ví như một Vũ-Trụ, các sinh-hoạt sự-sống của Vũ-Trụ được ví như viên ngọc châu trên các mắt lưới. Mỗi một viên ngọc phản-chiếu tất-cả các viên ngọc trên tấm lưới, trong mỗi một viên ngọc được-phản-chiếu lại tiếp-tục phản-chiếu tất-cả các viên ngọc khác. Quá trình phản-chiếu lẫn-nhau tạo-nên cảnh-giới trùng-trùng vô-tận, bất-khả-tư nghì, vô-lượng vô-biên, biểu-hiện sự tương-dung, tương-quan, tương-nhiếp, tương-nhập, tương-tức và tương-thông lẫn-nhau của tất-cả các hiện-tượng, sự-vật Vũ-Trụ trong mười-phương Pháp-giới. Các hiện-tượng sinh-hoạt của tất-cả các Vũ-Trụ đồng-thời câu-khởi trong mỗi một Vũ-Trụ, mỗi một Vũ-Trụ vừa phản-chiếu các Vũ-Trụ khác, vừa được các Vũ-Trụ khác phản-chiếu. Hiện nay khoa học đã tìm ra Vũ-Trụ đa-tương-tác, chính là cảnh-giới bất-khả-tư-nghì được Đức Phật miêu tả trong Kinh Hoa-Nghiêm. Cho nên Pháp-Thân của Tỳ-Lô Giá-Na còn rộng-lớn vô-biên nữa chứ không phải nhỏ-hẹp trong một Vũ-Trụ này.
Một Pháp-giới là một Vũ-Trụ, thì Vũ-Trụ là Tổng-Tướng. Từ Tổng-Tướng này trả về Biệt-tướng; Ngân-Hà là Biệt-tướng của Vũ-Trụ và nó lại là Tổng-Tướng của Hành-Tinh; Hành-Tinh là Biệt-tướng của Ngân-Hà và Hành-tinh lại là Tổng-Tướng của ba-nẻo, sáu-đường, súc-sinh, địa-ngục, ngạ-quỷ, atula, trời, người. Như vậy Tổng-Tướng và Biệt-Tướng của một Dhatu này đều là tướng nhân-duyên của năm đại-chủng: đất_nước_lửa_gió và Không. Không-Đại nhiếp bốn đại đất_nước_lửa_gió đồng trở về Nhất-Thể.
Tâm Chân-Như này Thể và năng-lực của nó bất-khả-tư-nghì, nếu một-niệm bất-giác sinh-khởi thì chính niệm bất-giác đó lại là nhân, là hạt-giống là bản-năng để sinh-ra quả, sinh ra tất-cả các pháp nên gọi là “ Nhất Pháp-giới”. Từ nơi Tâm Chân-Như bất-biến thường-hằng do một-niệm bất-giác thì vô-minh sinh-khởi, chính năng-lực của Tâm Chân-Như thúc-đẩy chúng-ta phải thực-hiện ý-muốn của niệm bất-giác đó. Khi thực-hiện điều này thì chúng-ta lại quên đi Bản-Thể và năng-lực bất-khả tư-nghì của mình mà đi theo cái quả của ý-muốn, rồi cái quả của niệm bất-giác này tiếp-tục tương-tác với những duyên-khác thì sinh-ra quả mới tiếp-theo. Hay nói khác đi, chính năng-lực của Tâm Chân-Như thúc-đẩy để sinh-ra các pháp trùng-trùng duyên-khởi (Nghiệp lực).
“ Nhứt pháp-giới” là “Thể” của Tâm Chân-như. “Đại Tổng-Tướng” là “Tướng” của Tâm Chân-như. “Pháp-môn” là “Dụng” của Tâm Chân-như”.
Thực-tướng của vạn-pháp là vô-tướng, các tướng đều là giả-sanh_giả-trụ_giả-diệt, Tự-thể của nó là Tánh-Không. Chúng-ta vọng-niệm phân-biệt thấy vật này là của ta, hay thân-này là ta nhưng thân-tướng của bốn đại_năm ấm_sau căn này là tướng nhân-duyên sanh, theo nhân-duyên nó sẽ diệt ở một-ngày-nào-đó. Trong mỗi người có cái không-diệt đó là tâm Chân-Như hay còn gọi là Tâm và Tánh của Chân-Tâm. Nếu được học giáo lý về tâm Chân-Như rồi, thì dùng Chân-Tâm mà soi-xét các pháp để thấy các pháp là hư-ảo không-có-thật. Từ đó dần dần tự chúng-ta sẽ xả-bỏ được những cái-của-ta, cái-ngã và tánh ích-kỷ, tham ,sân, si, tà nghi, mạn kiến, sát, đạo, dâm, vọng, lưỡng thiệt, thị phi do bất-giác vô-minh cũng tự mất. Nếu chúng-ta không nhìn-thấy được điều-đó lại cho thân-này và mọi thứ là thật thì rơi vào lỗi “vọng”, đồng với các pháp bên-ngoài.
Thể-tánh của Chân-Tâm rộng-lớn không ngần-mé, dù chúng-ta có hiểu bao nhiêu thì cũng chưa hết Thể-tánh Chân-Tâm. Phật-giáo chỉ cho thấy Thể-tánh vô-sanh của chúng-ta sáng như ngọn hải-đăng, nhờ ngọn hải-đăng của Tự-tánh chúng-ta mà tàu bè cập-bến an-toàn, hay định được hướng-đi một cách chính-xác. Thể-Tánh Chân-Tâm rộng-lớn vô-biên như vậy gọi là: Đại-Từ, Đại-Bi, Đại-Hỷ, Đại-Xả, là ánh-sáng của Phật-đạo.

Nhóm Kim Cang Tử đời chữ Nhật
Ghi chép bài giảng: Nhật Hương