HỆ THỐNG TỨ-CÚ VÀ BÁT-BẤT


HỆ THNG TỨ CÚ VÀ BÁT BẤT

Trong 49 năm hoằng pháp, từ nơi tự-tánh thanh-tịnh Đức Phật đã thuyết-giảng về hệ-thống Tứ-Cú nhằm chỉ cho chúng-sanh thấy Chân-tánh của mình vốn thanh-tịnh bất-khả-tư-nghì, viên-dung cùng khắp, chưa-hề dừng-trụ nơi một pháp mười-phương và chưa-hề rời-xa một pháp mười-phương. Khoảng 700 năm sau khi Đức Phật thị-hiện nhập Niết-bàn, Ngài Long Thọ Bồ-tát đã y cứ từ 600 cuốn kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa biên soạn thành bộ Trung Quán Luận. Bộ luận này gồm 446 bài kệ, từ 446 bài kệ đó thu gọn lại thành 27 phẩm và bất cứ phẩm nào cũng đưa người ta qua khỏi Giải-Thoát đến Giác-Ngộ, còn để thành Vô-Thượng-Đạo thì phải học hết 27 phẩm. Khi trí-tuệ người ta mở-rộng hơn nữa thì từ 27 phẩm đó cô-đặc lại chỉ còn Tứ-Cú và Bát-Bất. Hai hệ-thống học-thuyết này là trung-tâm Chân-Không và là trung-tâm biện-luận của ba-đời mười-phương quốc-độ Phật. Nếu Chư Bồ-tát đi hành đạo dùng Tứ-Cú và Bát-Bất làm chân-lý chiếu-soi để phá đi sự chấp-ngã, chấp-đắc chấp-được, phá đi cảnh-giới nhị-thừa-tâm thì Chư-Vị sẽ đi đến con đường Vô-Thượng-Đạo. Và khi đó, Chư Bồ-tát sẽ như-nhiên mà thi-triển những năng-lực vốn có nơi chính tự-tâm của mình để nhiêu-ích khắp hữu-tình-giới trong vô-biên-tế.

Như-Lai thuyết-giảng hệ-thống Tứ-Cú gồm bốn câu kệ: Sanh; Bất-sanh; Chẳng-sanh, chẳng-bất-sanh; Cũng-sanh, cũng-bất-sanh. Nếu nói rằng Đức Phật có giảng nói Tứ-Cú, tức đã có Sanh. Thật vậy, bốn-cú này nhập lại một-cú thì thành ra Đức Phật giảng về Sanh; tuy nhiên trong Sanh đó không phải Sanh, vì tự-tánh Đức Phật thanh-tịnh cho nên: Sanh thành ra Vô-sanh. Do đó mà Như-Lai nói rằng trong 49 năm thuyết-pháp Ngài chưa từng nói lời nào.

Cả thế-giới này được hệ-thống hóa theo các học-thuyết triết-học rõ ràng, những gì được sanh ra, được tăng-trưởng gọi là Sanh và ngược lại gọi là Diệt. Trái đất này sống trong hệ Mặt Trời, vì vậy những gì được sanh ra là nương nhờ năng-lực Mặt Trời, mà trong năng-lực Mặt Trời thì không thiếu bốn yếu-tố đất_nước_gió_lửa.

Khi sự-vật Sanh, phải có ba-tướng: tướngsanh, tướngtrụ, tướngdiệt; nên nó không hề có-tánh hay có-tướng. Do bởi chúng-ta chấp-tướng nên Đức Phật nói tánh-không để phá tướng. Nếu chúng-ta đã thuần về tánh-không, thì Ngài nói tánh-không này là cái-không của cái-có; Cái-không này do tướng của cái-có diệt mới thành không, nên cái-không và cái-có là của nhân-duyên chứ chưa phải Chân-Thật-Không.

Khi nói về tướng và tánh của sự-vật là nói đến phần cao-cấp, thứ nhất là tướng của sự-vật và thứ hai là tánh-không của sự-vật đó. Nếu người nào không thấy như vậy thì sẽ khó ứng-dụng vì người đó chưa thấy trọn-vẹn về sự-vật. Nếu chúng ta bỏ đi phần đầu nghĩa là không thấy sự-vật theo ba-tướng: tướng-sanh, tướng-trụ, tướng-diệt thì phần cao-cấp sẽ không bao giờ thực-hiện được vì mất căn-bản. Do đó, chúng ta tu-học và nghiên-cứu giáo-lý đạo-Phật cần thiết phải có nền-tảng căn-bản.

Trong hệ-thống Tứ, câu kệ đầu-tiên là Sanh. Nếu chúng ta chấp vào tướng-sanh tướng-trụ của sự-vật là có-thật thì chúng-ta sẽ đau-khổ, vì cuối cùng nó sẽ diệt. Ba-tướng Sanh, Trụ, Diệt của sự-vật không có-thật, đây là điều thứ-nhất nhằm chỉ cho chúng-ta thấy rằng: sự-vật đó không-có, nên nó Bất-sanh. Điều thứ-hai của câu kệ đầu-tiên là quay trở lại ban-đầu; khi nói tất-cả các sự-vật trên Hành-Tinh này sanh, thì chúng-ta hiểu rằng: sự-vật đó sanh là do vay-mượn của bốn đại đất_nước_gió_lửa mà sanh, vay-mượn của nhân-duyên mà có, chứ nó không có thật-thể, do vậy nó Bất-sanh. Điều thứ-ba là tự-tánh của sự-vật là tánh-không, do bởi sự-vật không tồn-tại thật, nên tánh-không của sự-vật mới hòa-nhập vào được thế-giới Chân-Không.

Như vậy hệ-thống Sanh không được thành-lập và thay vào đó là hệ-thống Bất-sanh. Khi hệ-thống Bất-sanh xuất-hiện, nghĩa của Sanh nhập vào Bất-sanh; Từ đó về sau người-ta nói thế-giới này Bất-sanh chứ không nói thế-giới này có sanh ra nữa, do vậy người-ta lại huân-tập và đắc Bất-sanh, buông chấp-Sanh. Vì người-ta chấp-Sanh, để phá kiến-chấp về Sanh nên Đức Phật chỉ rõ: Sanh không thật-có. Hệ-thống Bất-sanh được xuất-sinh ra để đối lại với Sanh chứ không phải để chúng-ta hòa-nhập vào lý này. Mặc dù nói rằng sự-vật Bất-sanh nhưng người ta không phủ-nhận các tướng sanh_trụ_diệt của nó; bởi vì tướng của nó được sanh ra do duyên nên không thật; chắc chắn một ngày nào đó nó sẽ hoại và trở về không; không, nhưng không phải thật-không mà sẽ lưu-chuyển qua thể khác, tướng khác. Do đó, khi thông-đạt chân-lý người-ta có thể sử-dụng mọi thứ của thế-giới này nhưng không cố-chấp vào chúng.

Để phá kiến-chấp trụ vào lý Bất-sanh, Đức Phật nói câu kệ thứ-ba: Chẳng-sanh, chẳng-bất-sanh. Sự-vật được sanh ra là do nhân-duyên, nên nói nó Chẳng-sanh; Sự-vật diệt cũng do nhân-duyên nên nói nó Chẳng-bất-sanh. Sanh và Bất-sanh đều do nhân-duyên nên chúng không-thật. Như vậy, Sanh và Bất-sanh đều không được thành-lập. Câu kệ thứ-ba Chẳng-sanh, Chẳng-bất-sanh xuất-hiện mới xuyên phá được câu thứ-nhất và thứ-hai. Sanh nhưng không-chấp có sanh, thấy Bất-sanh, biết mà không chấp Bất-sanh nên phá được Sanh và Bất-sanh. Khi người ta trụ vào lý Chẳng-sanh, Chẳng-bất-sanh thì nghĩa của hai câu trước sẽ nhập vào câu thứ-ba. Bất-sanh được nâng lên Chẳng-sanh, Chẳng-bất-sanh ; khi người ta đã chấp-nhận giai-đoạn thứ-ba này thì tự-động đã có sanh trở lại trong tâm. Bất-cứ điều gì vừa sanh thì chúng-ta không nên chấp-nhận hay phủ-nhận, mà phải quán-xét hiện-tượng đó là-gì và từ-đâu vừa mới xuất-hiện trong tâm … dần dần chúng-ta sẽ thấy được nhiều chiều trên một sự-việc. Khi có cách nhìn nhiều chiều trên một sự-việc, chúng-ta không còn chấp-vào-bất-cứ-điều-gì, nên được tự-tại vô-ngại trước mọi diễn-biến của thế-giới hiện-hữu. Như vậy: Sanh; Bất-sanh; Chẳng-sanh, Chẳng-bất-sanh, mọi thứ trên Hành-Tinh này chỉ để hỗ-trợ cho chúng-ta làm điều gì khi chúng-ta sống trên cõi-đời này mà thôi.

Câu kệ thứ-tư Cũng-sanh, Cũng-bất-sanh xuất-hiện để đả-phá câu kệ thứ-ba. Tất-cả các pháp sanh_diệt theo duyên, nên cho rằng nó sanh cũng được hoặc cho rằng nó diệt cũng được; do đó nói: nó Cũng-sanh, Cũng-bất-sanh. Câu kệ thứ-tư trong hệ-thống Tứ-Cú dành cho những người đi hành đạo: Sanh cũng được; Bất-sanh cũng được; Chẳng-sanh, Chẳng-bất-sanh cũng được; nên Cũng-sanh, Cũng-bất-sanh. Mục-đích nhằm nhắc-nhở người đi làm hạnh-nguyện: đối với thế-giới này đừng cho tốt mà đi tới, đừng cho xấu mà đi lùi; hãy dụng tất-cả những điều này để làm lợi-lạc cho chúng-sanh. Nếu người nào triệt-ngộ Bốn học-thuyết trong hệ-thống Tứ-Cú, thì người đó không-còn-dính-mắc-bất-cứ-điều-gì của thế-gian này. Khi đã không-còn-dính-mắc tức đã Giải-thoát; Giải-thoát rồi thì phải phát-khởi rộng Bi tâm hành-đạo Bồ-đề, giúp cho những hữu-tình chúng-sanh cũng được Giải-thoát như mình thì mới không thiếu Tâm Từ-Bi-Hỷ-Xả; vì nếu chúng-ta còn thấy đã ra khỏi thế-gian thì lại rơi vào trong có-lai có-khứ của Bát-Bất.

Tuy nhiên, Giải-thoát mà chúng-ta đạt được do triệt-ngộ Tứ-Cú là Giải-thoát của nhân-duyên, chưa phải Đại Giải-thoát. Nếu nói rằng có Giải-thoát, thì Giải-thoát này có-sanh, lại bị rơi vào Tứ-Cú trở lại; vì vậy tạm-gọi Giải-thoát để chúng-ta dễ định hướng đi chứ đừng chấp vào quả-vị đó. Nếu chúng-ta chấp-nhận có Giải-thoát thì khác gì cho rằng Đức Phật đưa ra Tứ-Cú để chúng-ta buông nhân-duyên sanh-tử và chụp lấy nhân-duyên Niết-bàn nhị-thừa, cũng giống như buông lông-rùa chụp sừng-thỏ?!  Đức Phật chỉ soi chiếu cho chúng-ta hiểu rằng: Giải-thoát tự nó không-có-gì-cột-trói nó, cho nên không thể gọi nó là được-cột hay được-mở; vì Giải-thoát mà không có nhân-duyên thì đâu còn gì là Tứ-Cú hay không Tứ-Cú nữa.

Khi chúng-ta đã hiểu thế-giới này chỉ là thế-giới nhân-duyên huyễn-ảo thì Chân-tánh của chúng-ta hiện ra, nó không-sanh cũng không-diệt; năng-lực của Chân-tánh chính là Từ-Bi-Hỷ-Xả; chúng-ta muốn kích-hoạt được năng-lực Chân-tánh thì phải phát-tâm Bồ-đề và hành lại những phát-tâm phát-nguyện đó. Do vậy, chúng-ta được Giải-thoát ý_hành_sự, vô-ngại tự-tại xuất-nhập thế-gian để thuận-lợi tâm hành-đạo Bồ-đề. Khi thông-đạt như vậy, Tâm Bồ-đề của chúng-ta cứ như Mặt Trời tỏa ánh-sáng tình-thương phủ-trùm khắp cho muôn-loài vạn-vật, cho tất-cả bốn-loài thấp-sanh, hóa-sanh, noãn-sanh, thai-sanh mà không cần duyên gì cả; để một ngày nào đó Tâm Bồ-đề của chúng-ta được viên-mãn đồng với Tâm mười-phương chư-Phật mới là Đại Giải-thoát.

Ví dụ một-người nói: thực-phẩm lương-thực Sanh, người thứ-hai nói: nó Bấtsanh, rồi người thứ-ba nói: nó Chẳng-sanh, Chẳng-bất-sanh, vậy tất-cả chúng-ta lấy gì mà sống?! Muốn phá câu Chẳng-sanh, Chẳng-bất-sanh nghĩa là chúng-ta dùng lại mọi thứ của thế-giới này, nhưng ý-thức của mình tư-duy, mình sống nơi thế-giới sanh_trụ_diệt này để làm gì và cuối cùng chỉ còn lại hành hạnh-nguyện nơi chính tự tâm; để làm cho tất-cả mọi-người, mọi-loài đều hiểu được chân-lý của Như-Lai mà hoàn-nguyên Bổn-giác-tánh.

Khi người-ta chấp có-Sanh Đức Phật nói câu Bất-sanh. Người-ta chấp Bất-sanh Ngài nói câu Chẳng-sanh, Chẳng-bất-sanh. Nếu người đó chấp Chẳng-sanh, Chẳng-bất-sanh thì Đức Phật nói Cũng-sanh, Cũng-bất-sanh. Và người-ta đã đạt được bốn-điều đó rồi mà còn-chấp điều thứ-tư Cũng-sanh, Cũng-bất-sanh thì Ngài nói Vô-Ngã không có thật.

Trong lập-trình Tứ, nghĩa câu thứ-nhất bị mất vào nghĩa câu thứ-hai, nó mất chứ không-diệt vì nghĩa câu thứ-nhất được nhập qua câu thứ-hai. Câu thứ-hai được thành-lập thì câu thứ-ba xuất-sanh phá-bỏ câu thứ-hai và nghĩa của câu thứ-hai nhập vào câu thứ-ba. Đến câu thứ-tư xuất-hiện phá-bỏ câu thứ-ba thì nghĩa của câu thứ-ba nhập vào câu thứ-tư. Trong Tứ, câu-sau xuất-hiện để phá-bỏ câu-trước, bốn-câu thành một bài-kệ và bài-kệ lại có-sanh trong bốn-câu này. Cho nên toàn-bộ mọi-thứ trên thế-giới này hãy lấy Tứ mà lập-trình!

Khi một người đã toàn-triệt Tứ, nghĩa là thấy được bốn-chiều trên một vấn-đề thì vẫn còn ấn-tượng vi-tế trong tâm là: có Tứ; nên Tứ cũng phải bỏ là tám-chiều; rồi cái-bỏ cũng phải-bỏ là mười-hai chiều; thêm nhân-duyên là mười-sáu chiều; lật ngược lại là ba-mươi-hai chiều; và ngược lại lần nữa là sáu-mươi-bốn chiều. Âm-thanh của Đức Phật nói ra trong sáu-mươi-bốn chiều thì mười-phương chư-Phật cho đến một loài thấp nhất cũng đều hiểu được lời của Đức Thế-Tôn.

Chân-tâm của chúng-ta vốn dĩ chân-không, nên hàm-chứa tất-cả các pháp trong mười-phương, không có chỗ-trụ, thường-hằng bất-biến, rộng-lớn không ngần-mé và thấy-biết như-thật. Khi chúng-ta chấp một-pháp nào trong mười-phương là có-thật thì xa-rời Chân-tâm của chúng-ta. Hệ-thống Tứ được xuất-sinh nhằm phá-chấp-ngã chứ không-phá-pháp. Cụm từ “pháchấpngã chứ khôngphápháp” chỉ cho chúng-ta thấy mười-phương ba-đời gom chung trở lại chỉ vài từ-ngữ. Phá mất cái-ngã để hiện-lại Chân-tánh; còn pháp là do nhân-duyên sanh nên nó không có thật, chỉ như huyễn; nếu chúng-ta thấy phá được pháp lại đang sai-lầm. Khi chúng-ta đã giác trở lại với Tánh-Giác thì Hành-Tinh này không có gì là chân-thật để cho chúng-ta chấp vào nó cả.

Khi nói “pháchấpngã” là đang muốn nói về tâm-Vương và tâm-sở. Tâm-Vương chúng-ta thấy hết thực-tướng của vạn-pháp là giả-duyên, giả-hợp, giả-thành, giả-trụ, giả-hoại, giả-diệt; tự-tánh của các pháp là tánh-không, cho nên nó viên-dung bình-đẳng trong tướng-có, tướng-không của nó; nó là thế-giới phẳng-không. Tự-tánh của các pháp đồng thanh-tịnh giống như tự-tánh của chúng-ta; tuy nhiên tâm-Vương nhìn thấy các pháp, lại thọ-nhận các pháp thì thành ra tâm-sở, mà tâm-sở là ngã; Nhằm chỉ ra rằng: Chân-Tâm của chúng-ta bí-mật ở sau cái ngã của chúng-ta, nên mục-đích là phá-chấp-ngã chứ không-phá-pháp. Các pháp do nhân-duyên sanh thì ắt do nhân-duyên diệt, nên nó chỉ là giả-sanh, giả-diệt; còn chân-pháp vô-sanh-diệt. Hiểu điều này thì chúng-ta chỉ còn lấy hai vô-ngã (là: Nhân vô-ngã và Pháp vô-ngã) chiếu-soi để tan phân-biệt trong-ngoài, còn lại hạnh Như-Lai thường-trụ; tức là chúng-ta sống trên đời này chỉ còn Hành Hạnh của Như-Lai là luôn thể hiện Tâm Đại-Từ Đại-Bi Đại-Hỷ Đại-Xả yêu-thương vạn-vật muôn-loài, khiến cho tất-cả chúng-sanh đồng triệt ngộ Tri-Kiến-Phật.

Hệ-thống Tứ nhằm phákiếnchấpsailầm chứ không-phá-pháp, vì các-pháp sanh-diệt theo duyên nên không có thật. Mục-đích Đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấy lại được Phật-tánh để sống với tánh-Phật là bổn-gốc cũ của mình. Khi chúng-ta thấy được Phật-tánh là đã giác-ngộ chân-lý, đó mới chỉ là bước đầu. Bước tiếp theo chúng-ta phải tương-ưng với sự giác-ngộ đó để thấy rằng: trong Phật-tánh rộng-lớn bao-la không-ngần-mé còn hàm-chứa nhiều điều mà chúng-ta bỏ-quên. Muốn thông-đạt những gì Phật-tánh hàm-chứa thì Bồ-tát đi hành lục-độ Ba-la-mật; hành Tứ-Vô-Lượng-Tâm trong tinh-thần vô-phân-biệt, thì dù gặp những thuận-nghịch, đúng-sai,…, Bồ-tát cũng không thấy thoái-vị và nản-lòng. Vì tâm từ-bi của Bồ-tát thương-yêu chúng-sanh như con đẻ; Ngài thấy tất-cả bốn-loài thấp-sanh, hóa-sanh, noãn-sanh, thai-sanh, vạn-vật muôn-loài trong pháp-giới mười-phương đều là quyến-thuộc ba-đời và đều có đầy-đủ Tánh-giác giống như Chư-Phật, nhưng không dụng được nên phải chịu cảnh khổ sanh-tử. Tâm từ-bi xót-thương của Bồ-tát đối với chúng-sanh chính là động-lực lớn thúc-đẩy Ngài thực-hiện hạnh-nguyện. Vì vậy, hạnh-nguyện của Bồ-tát chính là con-đường duy-nhất để xóa khoảng-cách của thế-giới sanh-tử và Niết-bàn, tức biến sanh-tử thành Niết-bàn, biến phiền-não thành Bồ-đề, biến ngã-tánh của chúng-sanh thành Phật-tánh.

Bên cạnh đó, chúng-sanh là Phật đang-thành, sắp-thành và sẽ-thành, nên Bồ-tát phụng-sự tất-cả chúng-sanh chính là phụng-sự tất-cả Như-Lai. Cùng với tình-thương-yêu lân-mẫn với chúng-sanh, chính việc đi hành-đạo Bồ-đề mà Bồ-tát tương-ưng với tâm-lượng của tất-cả các cấp-độ chúng-sanh hay tương-ưng được với tất-cả thế giới Như-Lai tánh. Một chiều là Bồ-tát thực-hiện hạnh-nguyện để viên-mãn Tứ-Vô-Lượng-Tâm; Còn chiều ngược lại, Bồ-tát được Như-Lai đang-thành, sắp-thành và sẽ-thành thị-hiện cho Bồ-tát thấy tất-cả đều do duyên, để Bồ-tát trụ được ở tâm Trung-Đạo; nên Bồ-tát mới thấy được rằng: không-có việc cứu-độ, không-có chúng-sanh cũng không-có Bồ-tát. Đạo-Phật là đạo của Từ-Bi, vì Từ-Bi làm gốc-rễ sanh-ra muôn-đức. Chính việc hành Tâm Từ-Bi-Hỷ-Xả đối với chúng-sanh trong tinh-thần vô-phân-biệt, Bồ-tát sẽ thấu-hiểu được từng cấp-độ chúng-sanh, nên sẽ sanh-ra trí-tuệ, là đạo-chủng-trí của Bồ-tát. Khi Tâm Từ-Bi-Hỷ-Xả viên-dung được với mười-phương quốc-độ Phật thì thành Tâm Đại-Từ_Đại-Bi_Đại-Hỷ_Đại-Xả, đó là Tâm Phật. Chính năng-lực của Đại-Bi hạnh-nguyện sanh-ra Đại-Trí là Trí-Phật, Đại-Trí sinh-ra Đại-Định để viên-mãn Tâm Bồ-đề, viên-mãn quả-vị Bồ-đề.

Hệ-thống BátBất được Ngài Long-Thọ Bồ-tát lập-cước y-cứ từ nơi Chân-Không Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa, đó là TámĐiều KhôngPhải: Bất-Sanh_Bất-Diệt, Bất-Thường_Bất-Đoạn, Bất- Nhất_Bất-Nhị, Bất-Khứ_Bất-Lai; nhằm chỉ cho chúng-sanh thấy được Phật-tánh. Vì vậy, BátBất là trung-tâm nhiếp hết tất-cả những diễn-biến của pháp-giới ba-đời mười-phương quốc-độ Phật. Từ vô-thỷ đến hiện-tại và sau này, chúng-sanh vẫn mãi mãi bị dính-mắc trong mạng-lưới của sanh-diệt, thường-đoạn, nhất-nhị, khứ-lai, hay nói cách khác, chúng-ta bị rơi vào hệ-thống của cặp phạm-trù. Do đó, trong pháp-số Đức-Phật lấy số-tám để dẫn-dụ. Tám điều này hàm-nhiếp hết tám-thức của chúng-sanh, trong tám-thức chứa sáu-mươi-bốn hộc nghiệp-lực; vì vậy Đức-Phật mới xuất-sanh TứBátBất để giải-quyết các nghiệp-lực cho chúng-sanh, xuyên thấu hết sáu-mươi-bốn ngôn-âm của tất-cả các cảnh-cõi nghiệp-loài. Do đó, một câu chân-ngôn của  Mật-giáo nghĩa là chân-thật-ngôn, chân-thật-ngữ, là âm-thanh Đà-La-Ni xuất-phát từ nơi Tâm Đức-Phật, tự biến thành sáu-mươi-bốn ngôn-âm cho tất-cả cảnh-cõi nghiệp-loài đều hiểu và thọ-nhận.

Mọi diễn-biến của thế-giới này đều nằm trong tám học-thuyết: sanh-diệt, thường-đoạn, một-hai, đến-đi. Hàng ngày, bất cứ niệm-khởi nào của chúng-ta đều bị rơi vào mạng-lưới của các cặp phạm-trù này và bị nó cuốn-chặt. Do đó, chúng-ta không nên chấp-nhận bất-cứ điều-gì trên thế-gian này.

Sự-vật đã không-sanh thì không-nói nó diệt, nên đừng chấp-nhận nó sanh, cũng đừng chấp-nhận nó diệt; đừng chấp-nhận nó thường, cũng đừng chấp-nhận nó đoạn; đừng chấp-nhận có một, thì cũng đừng chấp-nhận có hai; đừng chấp-nhận nó đến, cũng đừng chấp-nhận nó đi. Khi chúng-ta dùng hệ-thống Támđiềukhôngphải này mà chiếu-soi từ trong ra ngoài thì Chân-tánh chúng-ta hiện ra.

Các pháp đều do nhân-duyên bốn-đại sanh-ra chứ không thật nó là chính nó; Nếu quả thật nó là chính nó thì mới gọi là thường, còn các pháp do vay-mượn của nhân-duyên và một ngày nào đó phải trả lại cho nhân-duyên cho nên gọi nó không-thường. Hay có thể nói một cách ngắn-gọn rằng, bởi vì các-pháp luôn luôn dời-đổi nên nó không-thường. Khi nhân-duyên các pháp diệt, nó không mất hay diệt hoàn-toàn mà sẽ luân-hồi chuyển qua một trạng-thái khác cho nên nó không-đoạn, nghĩa là nó sẽ còn theo duyên mới để sinh trở lại.

Lý “nhânduyên” được sử-dụng để phá các cặp phạm-trù, phá đi những kiến-chấp sai-lầm, những gì mà Hành-Tinh này đang chấp-có_chấp-không. Nhân-duyên tương-tác sanh ra một cái-gì-đó, cái-gì-đó trụ một thời-gian, khi tan hết cái lực của duyên nó lại trở-về không, tức là nó diệt. Những thứ “có” hoặc “không” là của nhân-duyên. Mặc dù nó có nhưng không-thật-có, nó diệt cũng không-thật-diệt, vì khi đủ duyên nó sẽ hiện trở lại; như vậy nó huyễn, không-có thật-thể, nên đừng chấp mọi thứ của thế-gian này là có-thật. Thế-giới vật-chất vật-lý đã được sáng-tỏ.

Khi nói “các pháp từ nơi nhânduyên sanh thì ắt từ nơi nhânduyên diệt” là để cho người-ta đừng chấp vào bất-cứ điều-gì trên cõi-đời này; Còn cái-gì không do nhân-duyên sanh thì cái-đó không-bao-giờ diệt, đó là chỉ cái thực-thể, tự-thể tự-tánh của họ là vô-sanh-diệt. Ngoài ra, cái duyên này tánh-không, do sự tương-tác của cảnh bên ngoài thì mới sanh ra cái-gì-đó, vậy cái duyên này vô-tự-tánh vô-sanh. Thế-giới này nhân-duyên tương-tục không-bao-giờ đứt-đoạn, ai đã sống trong nhân-duyên thì cứ mãi mãi như vậy. Vì nhân-duyên không có-thật nên không nói nó thường; nếu nó thường thì nó không dời-đổi; còn nó dời-đổi, biến-hoại thì nó không-thường; nó biến-hoại làm duyên sinh qua cái khác nên nhân-duyên không-đoạn mà cứ tương-tục.

Các pháp sinh trong Chân-Không, biến-hoại trong Chân-Không, làm nhân trong Chân-Không, ra quả trong Chân-Không và Chân-Không thì tịch-tịnh, bất-biến thường-hằng. Tất-cả các nhất-nhị, lai-khứ, thường-đoạn, sanh-diệt đều do duyên giả-hợp trong tự-tánh vô-sanh của nó; chính cái vô-sanh của nó không có gì hết thì mới nhập được vào Chân-Không. BátBất miêu tả tánh-không, Chân-Không, mười câu-duyên-sanh, Đại-Thừa Đệ-Nhất-Nghĩa-Đế, miêu tả về thế-giới chúng-sanh và thế-giới hạnh-nguyện.

Chân-Tâm bất-biến thường-hằng, vốn-dĩ nó là nó, không từ nơi-đâu hay nơi-ai sinh ra, nên Chân-Tâm không-sanh không-diệt. Do đó mọi-việc hãy trở-về Chân-Như Pháp-Tánh của mình. Nếu chúng-ta trụ-chấp vào một-pháp nào của nhân-duyên sanh-diệt, thường-đoạn, một-hai, đến-đi thì chúng-ta đã đưa cả Chân-Tâm rộng lớn không-ngần-mé vào pháp đó, cho nên chúng-ta không thấy được các-pháp khác sanh_trụ_diệt trong Tâm. Vì vậy, khi thông-hiểu điều này chúng-ta nhìn thấy mọi diễn-biến của Hành-Tinh này không có gì là thật để chúng ta lưu-tâm. Vì lý-do nào đó chúng-ta ứng ra hành, thì đó chỉ là pháp-duyên, thì liệt-kê vào ngã_nhân_chúng-sanh_thọ-giả hay mười-câu-duyên-sanh, để làm mà không thấy có-làm, có-lợi cho chúng-sanh mà không thấy có-lợi, chứ không phải không biết rằng điều đó có-lợi.

Khi triệt-ngộ “khôngđến_khôngđi” thì thấy được các-pháp chưa hề sanh ra và chưa hề diệt đi. Vì thực-tướng của vạn-pháp là tánh-không; trong tánh-không không có một-hai, sanh-diệt, đến-đi, thường-đoạn; tánh-không dung-thông ba-thời, thời quá-khứ_thời vị-lai_thời hiện-tại; còn nếu chúng- ta sống trong cái-có, liền bị rơi vào một-thời. Từ tánh-không đó mới thấy tánh-không không có tánh thì ra Chân-Không; đã là Chân-Không thì bặt mọi ngôn-ngữ lời-nói, là một sự đại-thanh-tịnh bất-biến thường-hằng. Chúng-ta hãy lấy đó làm trung-tâm biện-luận suốt cuộc-đời này.

Nếu chúng-ta cho rằng Có Niết-bàn là đã rơi vào cặp phạm-trù một-hai, chứ không phải Niết-bàn không có. Chúng-ta lưu-ý, cái hiểu này rất mềm mỏng, phải lắng tâm nhận định ý sâu hơn. Thế-giới Niết-Bàn có thật, nhưng nếu còn dùng tâm phân-biệt nói có Niết-Bàn tức đã rơi vào lỗi-vọng có-không, một-hai; bởi vì Niết-bàn không thể dùng ngôn-ngữ để bàn-luận được. Đức Thế-Tôn mượn ngôn-từ của dân-tộc địa-phương nhằm miêu-tả cảnh-giới không-sanh không-diệt là cảnh-giới Niết-bàn để đối lại cảnh-giới sanh-tử. Chúng-ta hiểu rằng, từ “Niết-bàn” chỉ là dẫn-dụ, còn nếu nói có Niết-bàn thì sẽ có sanh-tử, sanh-tử là một và Niết-bàn là hai. Cho nên Trung-Quán-Luận là dành cho Bồ-tát học để ứng-dụng đi hành-đạo.

Đối với Bậc Giác-Ngộ thế-giới này đã là Niết-bàn, nhưng trong lăng-kính-nghiệp của chúng-sanh, của sự chấp-chặt thì thấy thế-giới có-sanh có-diệt. Pháp thế-gian là pháp của nhân-duyên sanh thì ắt có nhân-duyên diệt, còn Chân-tánh của các pháp vô-sanh-diệt thì không có đến-đi, không có một-hai, không có thường-đoạn. Như vậy thế-giới hoàn-toàn vô-tự-tánh là thế-giới phẳng của vô-sanh vô-diệt. Vô-tự-tánh này đối-ứng với điều-gì thì gọi là vô-tánh tùyduyên sanh ra pháp, pháp này tùy duyên-sanh nhưng vô-tự-tánh thì hoàn-diệt trở-về Chân-Không. Vô-tánh tùy-duyên nên vô-biên không ngần-mé là Chân-Đế, còn tùy-duyên vô-tánh thì hữu-biên có ngần-mé là tục-đế.

Mật-giáo và Hiển-giáo đều lấy trung-tâm bàn-luận là cặp phạm-trù nhằm để chỉ cho chúng-ta trụ vào tâm Trung-Đạo, nên Tứ-Cú và Bát-Bất nhiếp luôn cả Hiển-giáo và Mật-giáo.

Hiển-giáo: thì Bồ-tát lấy không ngã_nhân_chúng-sanh_thọ giả làm kim-chỉ-nam để hành lục-độ Ba-la-mật. Bồ-tát phải thấy rằng: không có việc cứu-độ, không có sự thọ-nhận cứu-độ, không có Bồ-tát và không có chúng-sanh, để đừng chấp vào việc làm chứ không phải là không làm; để mọi hành tức vô-hành, mọi tác-ý tức vô-tác-ý, mọi sở-đắc tức vô-sở-đắc, vì nhân và pháp đều vô-ngã.

Mật-giáo: lấy mườicâuduyênsanh để Hành-giả không-trụ vào các tác-hành, những chứng-đắc, thần-thông, an-lạc, duyệt-lạc v.v… Những gì Hành-giả đạt được đều không thật, chỉ như-huyễn, như ảo, như trăng treo đáy nước, như vòng tròn lửa, như thành càn-thát-bà … Ngay cả các cấp-độ địa-vị Bồ-tát cũng không thật, chỉ có Pháp-Thân thường-trụ vô-tướng là chân-thật. Như vậy, Hành-giả muốn tam-mật tương-ưng với Chư-Phật Chư-Tôn thì hiểu rằng: thân-mật của Long-Thọ Bồ-tát là Pháp-Thân thường-trụ vô-tướng; ý-mật của Ngài là muốn cho pháp-giới chúng-sanh lãnh-hội chân-lý cặp nhị-thừa này, phải triệt-ngộ Tứ-Cú và Bát-Bất; còn khẩu-mật của Ngài là vô-lượng bài-giảng về các học-thuyết này. Nếu thân_khẩu_ý của Hành-giả tương-ưng được Tứ-Cú và Bát-Bất thì một-đời thành Long-Thọ Bồ-tát, đã thành Long-Thọ Bồ-tát thì trở-về thành Phật. Đó là lý chân-thật.

Ba tạng kinh : Kinh, Luật, Luận đều lấy lý-thuyết cặp-đôi hay cặp-phạm-trù làm trung-tâm bàn-luận. Kinh Hoa-Nghiêm xuất-sanh là do nhân-duyên có các vị Bồ-tát học, do nhân-duyên sanh thì ắt có nhân-duyên diệt nên kinh Hoa-Nghiêm cũng phải đưa vào cặp-phạm-trù. Vì vậy hệ-thống Tứ-Cú và Bát-Bất nhiếp hết toàn-bộ các kinh-điển. Vì có chúng-sanh vô-minh nên Như-Lai mới xuất-sanh pháp-minh, khi chúng-sanh đã giác-ngộ rồi pháp-minh đó cũng không-có-thật; do đó minh và vô-minh cũng nằm trong lý-thuyết cặp-đôi. Khi chúng-ta xem kinh-điển thì chúng-ta hãy biết mà khôngbiết, hiểu mà khônghiểu, thấy mà khôngthấy để không bị rơi vào cặp-phạm-trù bên-đây bên-kia và đối với chân-lý thì chỉ nên đạtý quênlời.

Hệ-thống Tứ-Cú và Bát-Bất nhằm chỉ cho chúng-ta thấy Phật-tánh vô-sanh vô-diệt. Khi thấy được Phật-tánh thì không nên chấp có Tứ-Cú và Bát-Bất nữa. Nếu chúng-ta chấp vào ngôn-ngữ văn-tự thì chúng-ta cũng giống như con tằm nhả tơ, bị chính cái kén ngôn-ngữ và văn-tự của chúng-ta tạo ra cột-chặt. Khi liễu-nghĩa Tứ-Cú Bát-Bất, nhập vào vô-tướng; thì không-có hạnh-nguyện không-có Tứ-Cú Bát-Bất; Đức-Phật từ Pháp-Thân thường-trụ vô-tướng chỉ tùy-duyên ứng ra để dạy cho chúng-ta mà thôi. Nếu nói có Bát-Bất Tứ-Cú, là bởi vì Ngài Long-Thọ Bồ-tát thương-xót chúng-sanh mà xuất-pháp phá-mê. Đây là chỗ như trong kinh Lăng-già ĐứcPhật dạy: chánhpháp của Ta còn phải bỏ huống chi là phipháp.

Chúng-sanh nghe nói TứCú và BátBất lại chấp-có Tứ-Cú và Bát-Bất. Người-ta chỉ học và hiểu nghĩa văn-tự rồi cho rằng mình đã thông-đạt ý-nghĩa hai hệ-thống học-thuyết này. Tuy nhiên, khi chúng-ta thông-đạt được ý-nghĩa của Tứ-Cú và Bát-Bất thì Tứ-Cú và Bát-Bất phải trả-về tròn-nghĩa 27 phẩm, 27 phẩm trả tròn-nghĩa 446 bài-kệ, từ 446 bài-kệ Trung-Quán-Luận thâm-nhập vào trung-tâm Chân-Không Bát-nhã Ba-la-mật-đa, xem như chúng-ta đã thông-đạt 600 cuốn kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Tóm lại, hệ-thống Tứ-Cú được xuất-sanh nhằm phá chấp-ngã và kiến-chấp sai-lầm để khai-thị cho chúng-sanh trực-ngộ Chân-Tâm. Còn hệ-thống Bát-Bất phá hết hệ-thống sanh-tử và Niết-bàn, phá hết những chấp-đắc chấp-được của các vị Bồ-tát đi hành pháp; phá sạch hết 49 năm thuyết-pháp của Đức Thế-Tôn để hiện lại Chân-Không tịch-tịnh, vô-sanh vô-diệt. Do đó chúng-ta hãy sống trong sự vô-sanh vô-diệt bằng cách tỏa-ra những năng-lực từ-bi-hỷ-xả cho vạn-vật muôn-loài và xa hơn là đại-từ_đại-bi_đại-hỷ_đại-xả cho khắp pháp-giới mười-phương, đó chính là Niết-bàn nơi chính tự-tâm.

Dòng Mật Pháp VajraPani
Nhóm Kim Cang Tử đời Chữ Nhật
Nhật Hương