Pháp âm

Phật Giáo là ngọn Hải Đăng bất diệt thắp sáng mãi ánh sáng Bát Nhã Vô Ngã, mà trong đó muôn vạn các Quốc độ thường – lạc – ngã – tịnh cho bất cứ ai can đảm cả quyết buông bỏ tất cả những u mê nơi thế giới huyễn ảo này mà tìm lại chính quê hương Quốc độ mình.
Phật giáo đã ra đời với niên đại lịch sử nhân loại, chủ yếu được các dân tộc Ấn Độ, Trung Hoa, và các nước Á Châu sùng kính tín ngưỡng; và nay với thời đại chúng ta, thời đại điện toán. Hàng đầu công nghệ như các nước Âu Mỹ, cũng rất nhiều người nghiên cứu và tín phụng.
Vì Phật đạo vừa là ngọn hải đăng, vừa là ánh nắng ban mai sưởi ấm tinh thần của nhân loại đang bị trầm kha bởi những cơn stress. Cuộc sống thực dụng, đạo đức tình người băng hoại theo các tảng băng vật chất, mà quên đi bản chất vô sanh thánh thiện trong mỗi thân phận con người.
Phật đạo đã chỉ giáo và nhắc nhở chúng ta.
Căn cứ vào xã hội học, địa chất học, địa cầu được hình thành vào khoảng 4 tỷ 500 triệu năm trước; và đời sống nguyên thủy của sinh vật xuất hiện trên trái đất 3 tỷ 600 triệu năm trước. Đời sống sơ khai đã phát triển và chuyển hóa cùng địa cầu, và đã trở thành những sinh vật hiện thời trên trái đất, với động vật, thực vật, vi sinh vật, khoáng vật tồn tại ở địa cầu. Những hiện trạng của vũ trụ này, ánh sáng đạo vàng đã chỉ rõ cho chúng ta thấy tất cả đều là nhân duyên duyên khởi tiếp nối tương tục tuần hoàn.
Vì vậy quả địa cầu và mọi thứ xung quanh nó không thuộc về ai, không riêng ai. Loài người cùng vạn vật đã tiến hóa theo thời gian không gian đủ nhận thức tri giác để phát triển lãnh vực đạo tâm. Không thể nào để mặc tình cho cơn lốc vật chất quyền lợi khoái lạc làm băng hoại bản chất thánh thiện vô sanh. Để rồi góp phần phục hồi lại nguyên thủy sơ khai, đi ngược lại sự tiến hóa của con người, chính là con người của ngày hôm nay. Phật đạo đã nhắc nhở chúng ta trong các hành, cần tĩnh mặc trầm tư xem các loài dã thú sống trong những vùng đồng cỏ khô khan nhiệt đới ở Châu Phi hoang dã, cũng có hành vi chiếm hữu độc tài quyền tài nguyên duyên tạo như vậy. Các loài dã thú đó đánh dấu vùng đất cần thiết đối với sự sinh tồn của mình trong 04 loại: ăn, ngủ, khoái lạc, và sức mạnh. Chúng chiếm cứ làm lãnh vực sinh sống cho mình. Khi động vật khác xâm phạm đến lãnh vực đã đánh dấu, những con thú vùng đó không ngần ngại  chiến đấu đến cùng dành chiến thắng để xua đuổi kẻ thù phải rời xa nơi cát cứ của chúng.
Không những thế, theo số lượng chủng tộc lần lượt tăng gia, và những vùng đất đã đánh dấu cũng dần dần lan rộng ra đến nỗi phải xâm lấn sang lãnh địa của động vật khác. Vì thế mà xảy ra tranh chấp giữa các chủng tộc, đặc biệt là xã hội loài khỉ, diễn cảnh này rất dễ nhận thấy.
Còn ở xã hội nhân loại cũng có thể nhận thấy tình huống đồng dạng như thế. Trong xã hội động vật, chủ yếu vì nhu cầu sinh tồn mà xảy ra tình trạng tranh đoạt tài nguyên thực phẩm. Nhưng ở xã hội, không những vì mật độ nhân khẩu dân tộc gia tăng cho nên cần có thêm thực phẩm, mà còn vì muốn hưởng thụ đời sống văn hóa cao cấp, nên muốn thu thập những tài nguyên ở lãnh thổ quốc gia khác mà nội địa của mình không có đủ, thế là đã xảy ra chiến tranh.
Ở xã hội động vật chỉ vì nguyên nhân sinh tồn mà tranh đoạt tài nguyên thực phẩm. Còn ở xã hội loài người thì ý đồ bảo trì sinh hoạt văn hóa cao, vì muốn lợi dụng tài nguyên hiếm quý để hưởng thụ một đời sống văn hóa phong phú, tiện nghi hơn. Trong thấy tài nguyên ở ngoài nước mình, vì muốn mang những lãnh vực tài nguyên ấy đặt dưới sự chi phối của quốc gia mình, nên đã tiến hành dùng vũ lực, áp đặt kinh tế, tư tưởng, v.v.. để công kích, áp chế mà phát sinh ra những tranh chấp giữa các dân tộc.
Nhân loại dùng trí thức của ý thức hệ như vậy sẵn có phát minh đủ loại dụng cụ cơ giới tốt được gọi là lợi khí văn minh. Nhưng đó lại là sản phẩm của sự phá hoại thiên nhiên duyên khởi. Vì muốn đời sống văn hóa phong phú hơn. Nên người ta sử dụng vũ lực, kinh tế, ý thức hệ, v.v… để khống chế, mượn danh nghĩa vì lợi ích quốc gia để xâm phạm lãnh thổ nước khác, và vì muốn chi phối tài nguyên, vì thế mà xảy ra tranh chấp đến nỗi nhiễu loạn nền hòa bình toàn cầu. Lịch sử thế giới đã chứng minh như thế. Hiện nay khắp nơi toàn châu lục chỉ trừ đi một số quốc gia, còn lại là đang tiến trình hủy hoại thiên nhiên duyên khởi được mệnh đề danh là tiến hành sa mạc hóa địa cầu.
Chúng ta hãy quay lại với Phật đạo. Trong tư tưởng Đại Thừa Phật Giáo tánh khởi duyên khởi. Phật đạo dùng ánh đuốc chân lý đã soi tỏ cho chúng ta thấy loại tinh thần hòa hợp này, còn được gọi là mọi thứ mọi cái đều tương quan tương dung tương nhiếp tương đồng. Vì vậy Phật đạo mượn qua văn tự ngữ nghĩa Pháp Âm làm phương tiện để tỉnh thức.
Pháp Âm như những tiếng sấm rền vang ngân mãi vô tận, nhắc nhở chúng ta hãy tỉnh thức mà đặt để chúng ta đúng vào vị trí Chân Tánh của chúng ta để truyền trao thông điệp bổn hữu Chân Tánh Kim Cang Bất Hoại  trong tự lợi lợi tha cho vạn vật muôn loài cùng hồi quy về Bổn Giác thường-lạc-ngã-tịnh.

Dòng Mật Pháp VajraPani
Nhóm Kim Cang Tử đời Chữ Nhật.

Bài viết


05-10-2019

DÒNG MẬT PHÁP VAJRAPANI VAJRA GURU THUYẾT GIẢNG TRUNG QUÁN LUẬN: KỲ 14 _TRUNG LUẬN YẾU GIẢI_PHẨM NHÂN DUYÊN_BÀI 09-10_PHẦN […]

10-09-2019

DÒNG MẬT PHÁP VAJRAPANI VAJRA GURU THUYẾT GIẢNG TRUNG QUÁN LUẬN: KỲ 13 _TRUNG LUẬN YẾU GIẢI_ PHẨM NHÂN DUYÊN_BÀI […]

19-08-2019

DÒNG MẬT PHÁP VAJRAPANI VAJRA GURU THUYẾT GIẢNG TRUNG QUÁN LUẬN: KỲ 12 _TRUNG LUẬN YẾU GIẢI_PHẨM NHÂN DUYÊN_BÀI 08 […]

27-07-2019

DÒNG MẬT PHÁP VAJRAPANI VAJRA GURU THUYẾT GIẢNG TRUNG QUÁN LUẬN: KỲ 11 _TRUNG LUẬN YẾU GIẢI_PHẨM NHÂN DUYÊN_BÀI 07 […]

10-07-2019

DÒNG MẬT PHÁP VAJRAPANI VAJRA GURU THUYẾT GIẢNG TRUNG QUÁN LUẬN: KỲ 10 _TRUNG LUẬN YẾU GIẢI_PHẨM NHÂN DUYÊN_BÀI 06 […]

24-06-2019

DÒNG MẬT PHÁP VAJRAPANI VAJRA GURU THUYẾT GIẢNG TRUNG QUÁN LUẬN: KỲ 09 _TRUNG LUẬN YẾU GIẢI_PHẨM NHÂN DUYÊN_BÀI 05 […]

06-06-2019

DÒNG MẬT PHÁP VAJRAPANI VAJRAGURU CÙNG NHÓM KIM CANG TỬ ĐỜI CHỮ NHẬT PHÁP ÂM : PHƯƠNG PHÁP HÀNH THIỀN […]

28-05-2019

DÒNG MẬT PHÁP VAJRAPANI VAJRA GURU THUYẾT GIẢNG TRUNG QUÁN LUẬN: KỲ 08 _TRUNG LUẬN YẾU GIẢI_PHẨM NHÂN DUYÊN_BÀI 04 […]