LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN: I. TÂM CHÂN NHƯ_CHÁNH VĂN-LƯỢC GIẢI (V)


LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

• Ngài Mã-Minh Bồ-tát tạo Luận vào thế kỷ thứ II
• Ngài Chơn-đế Tam-Tạng dịch Phạn ra chữ Hán vào giữa thế kỷ thứ VI
• Sa-môn Thích Thiện Hoa lược dịch chữ Hán ra Việt và lược giải năm 1967
• A-Xà-Lê dòng pháp Nhất-Thừa Kim Cang diễn-giảng

B. NỘI DUNG 
I. TÂM CHÂN-NHƯ

 CHÁNH VĂN
Tất cả những lời nói đều do vọng-niệm phân biệt mà sanh, chỉ có giả danh chớ không thật thể; cho nên đến danh từ Chân-Như cũng không thực, chẳng qua là một danh từ túng cùng của lời nói dùng để trừ bỏ các danh từ khác (vọng) mà thôi (nhân ngôn khiển ngôn). Song cái thể của Chân-Như không thể trừ bỏ và cũng không thể dựng lập. Phải biết: tất cả các pháp cũng không thể trừ bỏ vì đều là “ chân” vậy và cũng không thể dựng lập, vì đều là “như” vậy. Bởi tất cả các pháp đều là Chân Như nên không thể nói bàn và suy nghĩ được.

GIẢNG DIỄN
Khi nói về một-điều-gì mà nghĩa của lời-nói đó còn nằm dưới thế-gian thì rơi vào vọng-niệm phân-biệt, còn nghĩa của lời-nói đó nằm nơi xuất-thế-gian thì không còn vọng. Bởi vì hữu-tình chấp lời-nói ngôn-ngữ sự-vật là có-thật, chấp vào sự-vật là có-thật cho nên để phá đi sự chấp này, Luận nói rằng: “tất-cả những lời-nói đều do vọng-niệm phân-biệt mà sanh, chỉ có giả-danh chớ không-có thật-thể”.
Ví dụ một vật (ví dụ: viên-phấn) là giả-danh chứ không-có-thật. Thứ-nhất, danh-tự vật (viên-phấn) chỉ là giả-danh, có nghĩa nên buông-danh mà luận-vật thì không-còn chấp vào văn-tự. Thứ-hai, vật do duyên đất, nước, lửa, gió và không giả-hợp nên cũng không-có-thật. Năm-đại không-có-thật thì tới Tự-thể là Như, khi giác-ngộ như vậy người-ta vô-ngại tự-tại không-dính-mắc mọi thứ mọi vật nơi thế gian huyễn ảo này.
“cho nên đến danh-từ Chân-Như cũng không-thực” Mượn danh-từ để miêu-tả Chân-Tâm, đoạn này chỉ rất rõ: Chân-Như chỉ sự bất-biến thường-hằng, không-sinh, không-diệt, thông-suốt ba-thời, như nhiên. Do đó dùng ngôn-ngữ văn-tự miêu-tả về nó cũng không-thể hết được. Từ Chân-Như đại-diện cho: Thể-tánh của Niết-bàn, Phật-tánh, Trí-giác, Bổn-giác. Vì từ “Chân-Như” là từ tối-thượng và cao-cấp-nhất của cái-nghĩa của các-cụm-từ thế-gian, xuất-thế-gian; và Chân-Như là chỗ tột-cùng; cho nên mượn từ “Chân-Như” để chỉ cho thấy Tự-tánh bất-biến thường-hằng chứ không-phải Chân-Như đó có thật. Còn nói “Chân-Như” không-có-thật thì rơi-vào thuyết duy-vật biện-chứng, đoạn-diệt cát bụi trở-về cát bụi.
Tất cả danh-tự dùng để miêu-tả, ví-dụ danh-tự viên phấn ( V-i-ê-n p-h-ấ-n), danh-tự là lý chỉ cho vật là sự. Truy-tìm về nguồn-gốc của vật còn không-có cho nên danh-tự cũng không-có, thì mới tới thế-giới Thật. Thế-giới Thật khác xa so với thế-giới này, và thế-giới này muốn biết về thế-giới Thật kia thì không thể biết được. Thế-giới Thật  đồng với Phật-tánh gốc của chúng-ta. Chư-Phật mượn từ-ngữ của dưới đây có sẵn, để nhằm mục-đích chỉ cho chúng-ta thấy chiều sâu bên trong là Thể-tánh bất-biến của mình đồng với thế-giới Thật.
Như vậy từ “Chân-Như” cũng không thực-thể, chẳng qua chỉ là một danh-từ để chỉ cho cái-gì-đó ở nơi thế-giới bất-biến thường-hằng. Hay Chư-Phật, những vị Bồ-tát ở dưới đây mượn văn-tự ngôn-ngữ lời-nói để miêu-tả về Tánh-giác của thế-giới trên kia để chúng-ta đừng chấp danh-tự giả-danh của thế-giới này. Nhân-ngôn khiển-ngôn là dùng ngôn-ngữ của bậc-Thánh để phá-trừ ngôn-ngữ của thế-gian này.
“Song cái thể của Chân-Như không thể trừ bỏ và cũng không thể dựng lập” : không-thể bỏ được cái Thể của Chân-Như và cũng không-thể lập được vì Chân-Như chính nó là Như. Hay nói chúng-ta tu để thành Phật thì không thể nào chúng-ta thành Phật được, chỉ là giả-danh mà nói như vậy vì Phật-tánh đã có sẵn. Nếu tu mà thấy mình thành Phật thì Phật mà chúng-ta đang thấy đó là vọng; chẳng qua mượn quả-vị Phật mà nói để chúng-ta chợt nhận ra Phật-tánh bất-biến thường-hằng của mình. Điều đó được minh-chứng qua Kinh điển Đức Phật nói: nếu ai còn thấy ba-mươi-hai tướng-tốt và tám-mươi vẻ-đẹp hiện-hình của Như-Lai, hay còn nghe ngôn-ngữ của Như-Lai thì người-đó chưa-thấy được Như-Lai. Nếu người-nào liễu-ngộ Chân-Như Pháp-tánh, không-còn-thấy Như-Lai nữa thì khi đó mới-thấy Chân-Như-Lai. Bởi vì còn thấy Như-Lai thì mới chỉ thấy tướng Như-Lai.
“Phải biết: tất-cả các pháp cũng không thể trừ-bỏ vì đều là “ chân”: pháp đây là pháp không-tướng, lý Đại-thừa đứng nơi cái Không của Không-Tướng mà nói. Vì lý Đại-thừa lúc đầu là đã phá được cái tướng hữu và vô để thấy cái Không, cái Không-Tướng đó là Tướng hư-không. Như vậy thực-tướng của các pháp là tướng hư-không, còn hữu-tướng của nó là vọng. Nếu chúng-ta cố tình phá hữu-tướng này thì vọng càng thêm vọng. Các pháp không thể phá được vì đều là “Không” hoặc dùng từ “Chân”, cái Không nó nhập vào cái Chân thành Chân-Không.
“và cũng không thể dựng lập, vì đều là “như” : cái Không đó là “Như” .
“Bởi tất cả các pháp đều là “Chân Như” nên không-thể nói bàn và suy-nghĩ được”: chúng-ta không-thể dùng lời-nói để nói về Chân-Như và cũng không-thể suy-nghĩ về Chân-Như được. Nếu gặp được Minh-Sư Thiện-Tri-Thức thì Ngài sẽ dùng ngôn-ngữ giả-dối của thế-gian, nâng ý-nghĩa của ngôn-ngữ đó sâu-hơn để đồng với ngôn-ngữ của thế-giới Chân, nhằm giúp chúng-ta chợt nhận-ra thế-giới Chân đó. Khi dùng ngôn-ngữ của thế-gian để diễn-giảng về chân-lý thì nghĩa của nó không-phải của thế-gian, gọi là đang thuyết-pháp Đệ-Nhất Nghĩa-Đế, hay Đệ-Nhất-Nghĩa-Không. Nếu dùng lời-nói để nói về Đệ-Nhất-Nghĩa-Không mà chúng-ta tin rằng những lời-nói để miêu-tả về nó là thật thì lại không đúng chân-lý. Tất-cả chỉ là mượn lời-nói ngôn-ngữ để chúng-ta chợt-hiểu ra mà thôi. Khi chợt-hiểu ra thì bặt mọi ngôn-ngữ gọi là Vô-niệm.
Tóm lại, đứng nơi Chân-đế thì thấy rằng tất-cả các pháp đều là Chân-Như nên không thể nói-bàn và suy-nghĩ được. Do đó, khi được nghe giảng và hiểu về Chân-Như để chợt nhận ra thế-giới bất-biến thường-hằng không-sinh không-diệt. Ngay tại mỗi chúng-ta có tất cả hai hệ: vừa sinh-diệt vừa không-sinh-diệt, những-gì sinh-diệt tồn-tại nơi không-sinh-diệt. Mà kỳ thực những-gì sinh-diệt Thể của nó cũng chính là không-sinh-diệt mà thôi. Vậy chúng-ta trong đời-sống thực-tại giả-hữu này, hãy làm cho tất-cả hữu-tình đều hiểu được điều đó để trở-về nơi bất-biến thường-hằng của chính Tự-Tâm mỗi người.

Nhóm Kim Cang Tử đời chữ Nhật
Ghi chép bài giảng: Nhật Hương