LUẬN ĐẠI-THỪA KHỞI TÍN: I-TÂM CHÂN-NHƯ : LƯỢC GIẢI (III)


LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

• Ngài Mã-Minh Bồ-tát tạo Luận vào thế kỷ thứ II
• Ngài Chơn-đế Tam-Tạng dịch Phạn ra chữ Hán vào giữa thế kỷ thứ VI
• Sa-môn Thích Thiện Hoa lược dịch chữ Hán ra Việt và lược giải năm 1967
• A-Xà-Lê dòng pháp Nhất-Thừa Kim Cang diễn-giảng

B. NỘI DUNG 
I. TÂM CHÂN-NHƯ

LƯỢC GIẢI :

Tâm Chân-Như này Tánh không sanh-diệt và bao trùm tất cả nhân-quả, thánh-phàm, y-báo, chánh-báo… Bởi thế nên nguyên văn chữ Hán gọi là: “Nhứt pháp-giới đại Tổng-Tướng pháp-môn Thể”. Vì vọng-niệm nên thấy có tất cả các pháp sai-khác; cũng ví như vì mắt nhặm nên thấy có hoa đốm giữa hư không. Nếu như lìa vọng-niệm rồi thì không có tất cả cảnh giới sai khác, mà chỉ còn một “tâm Chân-Như”; cũng như mắt hết nhặm thì chỉ còn hư không một màu trong tịnh.
Bởi tất cả pháp là “Tâm Chân Như” nên không thể phá hoại, không thể dùng lời nói luận bàn, không thể dùng danh-tự để kêu gọi và cũng không thể dùng tâm suy nghĩ được. Từ hồi nào đến giờ nó rốt-ráo bình-đẳng không có sai khác. Bởi thế nên trong khế-kinh chép:
“Thị pháp trụ pháp vị
Thế gian tướng thường trụ”
Nghĩa là: pháp nào vốn an trụ địa vị pháp này, tướng thế gian là tướng thường trụ”.

GIẢNG DIỄN :

Tâm Chân-Như của mỗi hữu-tình, vô-tình tự-tánh là Chân-Như Tự-Thể. Thể của nó không-có-gì sinh-ra; chính nó là nó cho nên gọi là bất-sanh, bất-diệt, bất-tăng, bất-giảm. Tánh của Chân-Như không-sanh, không-diệt nên nó hàm-nhiếp tất cả nhân-quả, thánh-phàm, y-báo, chánh-báo; tất-cả khí thế-gian gồm có đất_nước _lửa_gió; và thâu-nhiếp tất-cả quá-khứ_hiện-tại_vị-lai những gì sanh-diệt thuộc về hệ nhân-duyên. Vì vậy mà trong phần lược-giải của bộ Luận, Hòa-Thượng Thích Thiện Hoa đã kiến-giải rằng “Tâm Chân-Như này Tánh không sanh-diệt và bao-trùm tất-cả nhân-quả, thánh-phàm, y-báo, chánh-báo”.
Bốn-loài sanh gồm thấp-sanh, hóa-sanh, noãn-sanh, thai-sanh đều sanh-diệt trong Tự-Thể Tâm Chân-Như của chư Bồ-tát, Đại Bồ-tát và chư-Phật. Chính Tự-Thể Chân-Như của bốn-loài sanh và chư Bậc-giác không hề khác, nhưng hữu-tình vì vô-minh và nghiệp-chướng che-đậy nên chưa thấy được Chân-Như Tự-Thể là Phật-tánh thường-hằng bất-biến của mình. Vì vậy, Tâm Chư-Bồ-tát, Đại Bồ-tát và Chư-Phật luôn thương-yêu tất-cả bốn-loài sanh từ thấp-sanh, hóa-sanh, noãn-sanh và thai-sanh; nhiếp trì tạo mọi điều kiện để sớm hòa nhập vào Bổn-Thể.
Chánh-báo là do báo-nghiệp đời-trước đào-thai qua đời-này mà có thân-tướng cùng các khả-năng tinh-thần hay có được trí-tuệ như hiện-tại. Còn y-báo là y vào báo-nghiệp đời-trước mà đời-này được thọ-nhận hoàn-cảnh, điều-kiện sống và có được cái tuệ với sự hiểu-biết nhất-định nào đó. Quả của phàm-tục gồm thấp-sanh, hóa-sanh, noãn-sanh và thai-sanh đào-thai thành ba-nẻo, sáu-đường: súc-sinh, địa-ngục, ngạ-quỷ, atula, trời, người. Trong thân-phận phàm-tục đó, gieo nhân tu-hành qua nhiều-kiếp, nhờ phước-báo tu-hành đáo-lại mà có được chánh-báo và y-báo như đời-này. Còn y-báo chánh-báo của bậc-Thánh gồm các quả: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-Na-hàm, A-La-Hán, Bích-Chi Phật, Bồ-tát từ một- địa đến bảy-địa, Đại Bồ-tát từ Bất-Động-địa đến thập-địa và Phật-địa. Như vậy gom chung lại gọi là “Nhứt pháp-giới đại tổng-tướng pháp-môn thể”.
Tâm Đại-thừa của tất-cả hữu-tình, vô-tình, thâu-nhiếp lẫn-nhau. Tâm các Bậc-Thánh và chư-Phật nhiếp tất-cả chúng-ta, còn tâm phàm-tình chúng-ta dung-thông với Tâm Chư-Phật và các Bậc-Thánh. Mặc dù hữu-tình, vô-tình đều có Phật-tánh giống như Chư-Phật nhưng Chư Bậc-Giác đã thanh-tịnh, còn phàm-tình chưa thanh-tịnh nhưng tự-tánh dung-thông với Chư Bậc-Giác. Nương qua tu-hành để một ngày nào đó chúng-ta xả-bỏ được hết những tạp-nhiễm, khi đó Tự-Thể của chúng-ta đồng với Tự-Thể của Chư-Phật thì hòa-nhập vào thế-giới chư-Phật. Trước khi Tâm chúng-ta đồng với Tâm Chư-Phật thì tâm đó phải dung-thông với các Bậc-Thánh là tứ-quả sa-môn và Bảy-Địa Bồ-tát.
“Vì vọng-niệm nên thấy có tất-cả các pháp sai-khác”: đoạn này chúng-ta thêm cụm-từ “từ nơi Chân-Tâm” cho dễ hiểu ý của Luận. “Vì Vọng-niệm từ nơi Chân-Tâm nên thấy có tất-cả các pháp sai-khác. Nếu như lìa vọng-niệm rồi thì không có tất-cả cảnh giới sai-khác, mà chỉ còn một “Tâm Chân-Như”.
Vọng-niệm là do Chân-tâm bởi thấy các pháp đều sai-biệt, nếu rời vọng-niệm phân-biệt đó, tự-tánh trở-về tâm Chân-Như thì thấy biết hết tất-cả các pháp. Nếu không còn vọng-niệm thì nơi trực-giác của Bổn-giác thấy mọi pháp đúng vị-trí vốn-dĩ của nó.
Ví dụ một vật gì đó: viên phấn chẳng hạn, vị-trí của nó là Tánh-Không tương-tác với duyên đất_ nước_ lửa_gió và bàn tay con-người kết-tạo các chất vật-lý tạo-thành viên phấn. Nhìn các pháp đúng vị-trí của nó là Tự-Tánh-Không, trong Tự-Tánh-Không của nó hàm-chứa đất_ nước_lửa_ gió và dụng của nó cô-đặc trở-lại là viên-phấn để viết. Như vậy đối-với người giác-ngộ Chân-Như Tự-tánh nhìn được năm vấn-đề, hoặc thấp nhất là bốn hoặc ba vấn-đề trên một-vật, một-sự-việc. Còn phàm-tình theo thói-quen, tạp-khí của chúng-sinh chỉ nhìn-thấy: một là một, hai là hai, đúng là đúng, sai là sai… thấy sự-việc theo cách thấy thuận-chiều chứ không đảo-chiều và cũng không phân-tích. Cho nên hữu-tình thấy đâu chấp đó, không thấy được các pháp đúng vị-trí của nó.
Nếu nói “Bởi tất cả pháp là “Tâm Chân Như”: thì chưa đúng lắm nên thêm từ “hòa vào” thay cho từ “là” : “Bởi tất-cả pháp hòa vào “Tâm Chân-Như” nên không thể phá hoại, không thể dùng lời nói luận bàn, không thể dùng danh-tự để kêu gọi”: như vậy các pháp từ hồi-nào đến-giờ gọi nó là viên-phấn chỉ là danh-tự gắn cho nó cái-tên, nó không có và luôn cả danh-tự cũng không-có; ban đầu phá vật và sau đó phá danh-tự của vật.
Do đó, những lời diễn-giảng cũng chỉ là mượn danh-tự và lời-nói để luận-bàn nhằm khai-thị chỉ-rõ tánh Chân-Như của mỗi hữu-tình, để hiện-tại và về sau mỗi-người hãy hành trong Chân-tâm của mình đối-với thế-giới này. Vì vây, đừng chấp vào văn-tự và lời-nói của vị Thầy diễn-giảng, hoặc như các vị Tổ khi xưa đã nói rằng: khi đã đạt được ý thì buông văn-tự, hay đạt-ý quên-lời. Nếu mỗi-người chúng-ta huân-tập được lý Chân-Như này tương đối thuần (khoảng sáu mươi phần trăm) thì tâm của mình sẽ vị-tha, độ-lượng, khoan-dung; chúng-ta chỉ còn mong-muốn làm lợi-ích cho xã-hội, cho nhân-dân, cho người tu-hành đó là tâm Bồ-tát đạo.
“…không thể dùng tâm để suy nghĩ được” : không thể dùng ý thức để suy lường được. Không thể dùng tâm-sở của chúng-sinh để suy-nghĩ, vì tâm-sở là cái tâm được tạo-ra từ sáu-căn duyên sáu-trần thành sáu-thức, lấy thức làm tâm. Sử-dụng tâm của ý-thức phân-biệt đó mà suy-nghĩ đo-lường về Thể-Tánh không-thể-được. Chẳng qua Đức Phật, các vị Tổ, vị Thầy mượn văn-tự ngôn-ngữ có sẵn dưới thế-gian này để chỉ cho hữu-tình thấy-cái-gì mà ở dưới thế-gian này không-thấy-được, đó là sự bất-biến thường-hằng trong tự-tâm mỗi người (Phật Tánh). Cho nên 45 năm Thuyết-pháp cuối-cùng Đức Thế Tôn nói Ta chưa-nói một-lời-nào. Nơi thế-giới Tự-Tâm Đức Phật chưa-nói-lời-nào hết, Ngài chỉ mượn ngôn-ngữ của thế-gian để chỉ cho chúng-ta thấy chính ở nơi mỗi người có cái không-sinh-diệt đó là Phật-tánh, đừng quá cố-chấp vào văn-tự ngữ-nghĩa, và Đức Phật lại dạy đệ tử trong kinh Lăng-già: Chánh-pháp của Ta còn phải bỏ huống chi là phi-pháp.
“ Thị pháp trụ pháp vị” : ví-dụ một vật gì đó được tựu-thành từ năm-pháp: pháp-không_ pháp-đất_pháp-nước_pháp-lửa_pháp-gió, đó là pháp do nhân-duyên sanh. Nếu trả gió về gió, lửa về lửa, nước về nước, đất về đất, không trở về không thì vật này không-có, tức là “thị-pháp”. Chính pháp đó trụ nơi “pháp-vị” của nó.
Nói cách khác, về vật-lý “một vật” do năm nguyên-tố (năm đại-chủng) đất_nước_lửa_gió và không tạo-thành. (Không-đại thu nhiếp bốn-đại đất_nước_lửa_gió). Khoa-học phân-tích có tám-mươi nguyên-tố tạo-thành một-vật. Qua một thời-gian dài nghiên-cứu và cuối-cùng Khoa-học cũng kết-luận tám-mươi nguyên-tố này hồi-quy về năm nguyên-tố như giáo-lý Đức Phật đã dạy. Vật do nhân-duyên giả-sanh nên không hề có-thật, chính không-có-thật trụ nơi “pháp-vị” cái-thật của nó là nơi Chân-Như. Tới đây mới có-thể nói Chân-Như, còn trước-đó nói các pháp là Chân-Như thì chưa-được. “Thị pháp trụ pháp vị” trụ nơi Tự-Tánh Không của nó, còn cái tướng sinh-diệt là hiện-tượng của bản-thể Chân-Như.
Do bởi tướng của cái ý đó thường-trụ nơi tại thế-gian này. “Thế-gian tướng thường-trụ”:Nếu giác-ngộ tất-cả về Chân-Như Pháp-tánh thì thấy tất-cả các pháp nơi thế-gian này Tánh-Tướng thường-trụ, còn trong lăng-kính phân-biệt thì thấy Tánh khác Tướng. Vì vậy mà Đức-Phật đã nói rằng: “Như-Lai có ra đời, không ra đời các pháp vẫn thường-hằng như-thị”. Khi đã được Chân-lý soi sáng-tỏ các pháp “như-thị” rồi, vậy điều còn lại là chúng-ta định-hướng mục-đích cuối-cùng của mỗi-người sống trên đời này để-làm-gì, và sau đó đi-về-đâu mà thôi.

Nhóm Kim Cang Tử đời chữ Nhật
Ghi chép bài giảng: Nhật Hương