Kinh điển
Vì muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập lại Chân Tánh, 49 năm Đức Thế Tôn thuyết pháp như thật, chia ra thành hai giai đoạn.
Một – thuyết pháp thế tục đế, hai – thuyết đệ nhất nghĩa đế.
01 – Thế tục đế. Đức Thế Tôn dùng ngôn ngữ và văn tự từng từ địa phương, cảm hóa chuyển đổi nhận thức hữu tình ba cõi không kể tại gia hay xuất gia, Dục giới hay Sắc_Vô Sắc giới, tiệm tiến trong chân lý Tứ Diệu Pháp và Thập Nhị Nhân Duyên. Nhưng những thứ ấy đều theo duyên Tứ Đại chủng nhóm hợp giả lập mà thành, nên tất cả đều vô tự tánh, tánh không thật hữu.
02 – Đệ Nhất Nghĩa Đế. Như thật nghĩa lý, đối kháng lại nhận thức sai lầm của thế tục đế, cho rằng thật ngã và thật pháp. Vì tất cả các pháp 04 đại chủng, 05 uẩn, 06 căn, 06 trần phân biệt thành 06 thức, chỉ là bóng ảnh của A-lại-da _ thức thứ 08, tức Như Lai tạng. Ví như biển, sóng, bọt bóng, và nước; chỉ do duyên gió đẩy, sóng sanh, sóng sóng va đập tạo thành bong bóng. Thật ra tất cả đều là nước. Các pháp hữu vi, vô vi cũng vậy tùy duyên sanh tùy duyên diệt; Chân pháp tánh là không, nên không sanh diệt.
Để thuận lợi theo tùy căn cơ hữu tình, lợi lạc khắp hữu tình giới, Chư vị Tôn Túc truyền thừa đã y cứ pháp như thật mà Đức Thế Tôn thuyết, kết tập thành Ba Tạng Kinh, chia thành hai hệ:
1_ Hiển Giáo gồm: Kinh – Luật – Luận .
2_ Mật Giáo gồm: Đại Nhật Kinh – Kim Cang Đảnh Kinh – Đại Tạng Nguyên Bản.
Y theo đó, chúng ta giải thoát ý thức bị ràng buộc một cách sai lầm vào các nguyên lý đặc thù và các phần của tập khí xa rời Chân Tánh. Xoay ngược dòng chảy của thức về Tánh Giác. Chúng ta đặt chúng ta vào đúng vị trí của chúng ta, để có cái nhìn đúng về A-lại-da thức, tức Tâm Vương, và sâu hơn nữa về Bản Giác…
Dòng Mật Pháp VajraPani
Nhóm Kim Cang Tử đời Chữ Nhật