Hiển giáo

Phật Giáo được hiển xuất nơi Ấn Độ, nơi đất nước xứ sở đầy bất công phân biệt giai cấp thượng, trung, hạ. Giữa giai cấp thượng lưu và hạ cấp, quyền con người ở đẳng cấp hạ bị tước đoạt hoàn toàn, bị phân chia mất bình đẳng và nhất là nữ phái, bối cảnh xã hội Ấn Độ thời đó lúc bấy giờ.
Đức Thế Tôn Mâu Ni tức Đức Đại Nhật Như Lai đã hoá Thân giáng trần cùng hoà nhập vào thực tại thực hữu, hữu hạn của thế giới chúng sinh. Thắp sáng ngọn đuốc Chân Lý, lan rộng đẳng pháp quang, lan truyền khắp các châu lục như Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Tạng, Tích Lan, Mông Cổ, Miến Điện, Việt Nam, …
Trong suốt 45 năm hoằng truyền chân thật pháp, pháp như thật thường hằng bất biến không tăng giảm theo thời gian không gian, còn gọi là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh ở nơi mỗi thân phận hữu tình trong tam giới đều hội tụ có sẵn. Nhưng vì vọng tình, tình thức ràng buộc trong lối tư duy của tự ngã. Ăn, ngủ, khoái lạc và quyền lực, mà quên đi Chân Tánh Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, còn được gọi là Niết Bàn nơi tự Tâm.
Vì vậy với tình thương vô duyên từ Đức Thế Tôn đã nhập trần tuỳ duyên, tuỳ thuận thứ lớp căn cơ muôn sai vạn biệt của hữu tình mà thuyết pháp. Hữu tình lại thứ lớp thăng hoa, ly rời sự chấp thật ngã và thật pháp; Để tỏ ngộ tất cả các pháp tuỳ duyên sanh, tất cả các pháp tuỳ duyên diệt, Chân Pháp Vô Sinh Diệt.

Dòng Mật Pháp VajraPani
Nhóm Kim Cang Tử Đời Chữ Nhật

Bài viết


16-03-2016

ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM (02) —Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm rung chuyển khắp mười phương Pháp Giới […]

16-03-2016

Ba đời mười phương Chư Phật đều do Đại Định Thủ Lăng Nghiêm mà thành Chánh Đẳng Chánh Giác. Đại […]